Các linh kiện thang máy cần phải bảo trì thường xuyên

Cấu trúc của một hệ thống thang máy thường có 4 phần: phòng máy, cabin, giếng thang, hố pit. Trong đó có khoảng 40 bộ phận linh kiện thang máy cần được bảo trì thường xuyên. 

Với số lượng linh kiện cần được kiểm tra, bảo dưỡng nhiều như vậy thì để chăm sóc đầy đủ và đạt hiệu quả cao thì cần có một quy trình thực hiện chặt chẽ với các kỹ thuật viên có chuyên môn tốt.

Quy trình thực hiện bảo trì thang máy với đầy đủ các bước của Gama Service

Gama Service là đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy chuyên nghiệp của GamaLift, luôn thực hiện bảo trì thang máy theo các bước chuẩn hóa để đạt được chất lượng bảo trì cao nhất.

Thông thường, để thực hiện bảo trì thang máy hiệu quả, an toàn, Gama Service sẽ thực hiện qua 5 bước kiểm tra, bảo trì cho các thiết bị, linh kiện thang máy. Ví dụ như hệ thống thang máy không phòng máy được thực hiện bảo trì như dưới đây:

Thông báo bảo trì, kiểm tra tổng thể thang máy

  • Kỹ thuật viên dán thông báo ở mỗi cửa tầng để cư dân không sử dụng thang máy trong thời gian tiến thành bảo trì để đảm bảo an toàn.

  • Kỹ thuật viên đi thử thang máy, thao tác các chức năng điều khiển để phát hiện các vấn đề về điều khiển, độ rung lắc, đèn chiếu sáng, thông gió… cần xử lý.

Bảo trì thang máy | Kỹ thuật viên dán thông báo bảo trì thang máy

Bảo trì thang máy | Thông báo bảo trì thang máy

Kiểm tra, bảo dưỡng phòng máy 

  • Kiểm tra tủ điện

  • Kiểm tra máy kéo và các thiết bị chỉnh tốc

  • Phanh khẩn cấp

  • Ắc quy dự phòng mất điện

Bảo trì thang máy | Kiểm tra, bảo trì tủ điện thang máy

Bảo trì thang máy | Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ và thiết bị phụ trợ của thang máy

Kiểm tra, bảo dưỡng cabin

  • Cấu trúc vách ngăn

  • Bảng điều khiển và hiển thị trạng thái di chuyển, số tầng

  • Bảng điều khiển cửa tầng

  • Cảm biến cửa tầng, cửa cabin

  • Bộ điều khiển đóng mở cửa

Bảo trì thang máy | Kiểm tra, bảo dưỡng cửa tầng, cửa cabin

Bảo trì thang máy | Kiểm tra, bảo dưỡng bộ truyền động cửa cabin

Kiểm tra, bảo dưỡng giếng thang

  • Kiểm tra cáp tín hiệu, cáp điện dọc hành trình giếng thang

  • Kiểm tra độ chắc chắn của các khớp nối

  • Kiểm tra, căn chỉnh khung nếu có độ dơ

  • Tra dầu vào các vị trí cần bôi trơn

Bảo trì thang máy | Kiểm tra, bảo dưỡng giếng thang máy
Bảo trì thang máy | kiểm tra độ lệch ray dẫn hướng trong giếng thang máy

Kiểm tra, bảo dưỡng hố pit

  • Đối với thang máy không phòng máy, hố pit sẽ có các thiết bị như bộ giảm chấn cabin, giảm chấn đối trọng, bộ căng cáp điều tốc governor, đèn chiếu sáng

  • Các thiết bị này sẽ được kiểm tra tình trạng và bôi trơn các cơ cấu cơ khí.

  • Kiểm tra tình trạng hố pit không bị nứt vỡ, ẩm ướt.

  • Vệ sinh, làm sạch hố pit. Trong quá trình sử dụng, cư dân có thể làm rơi các vật dụng nhỏ xuống hố pit

Bàn giao, xác nhận kết quả

Sau khi kết thúc quá trình bảo trì, đội bảo trì và chủ công trình cần tiến hành bàn giao kết quả, bao gồm các nội dung:

  • Biên bản bảo trì

  • Lưu kết quả vào hồ sơ bảo trì

  • Nếu có các linh kiện cần thay thế, kỹ thuật viên cần trao đổi, đề xuất với chủ sở hữu. Các linh kiện cần thay thế (nếu có)

  • Hướng dẫn, lưu ý dành cho người sử dụng 

Hình ảnh Mẫu biên Bảo trì thang máy của Gama Service ghi rõ các hạng mục được bảo trì và kết quả:

Bảo trì thang máy | Mẫu biên bản bảo trì thang máy

Cách để bạn có thể giám sát chất lượng bảo trì hiệu quả

Bảo trì thang máy là một quy trình quan trọng để các thiết bị, linh kiện của hệ thống thang máy được chăm sóc tốt và đầy đủ. Để đảm bảo hiệu quả của việc bảo trì này, bạn hãy chú ý đến các yếu tố sau đây:

  • Các nội dung kiểm tra, bảo trì cần được liệt kê cụ thể, đầy đủ: Đây là bước quan trọng nhất trong giám sát chất lượng bảo trì. Quy trình này bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn bảo trì, xác định các đối tượng cụ thể, công việc cần làm, thời gian, cũng như kết quả từng hạng mục.

  • Trình độ của kỹ thuật viên: Đảm bảo rằng các kỹ thuật viên tham gia vào quá trình bảo trì đều có trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Điều này nghĩa là bạn có thể yêu cầu được xem và đối chứng việc Kỹ thuật viên đã được cấp chứng chỉ bảo trì thang máy hay chưa, để đảm bảo rằng họ hiểu rõ về các thiết bị cần bảo trì và thực hiện đúng quy trình bảo trì. Nên ưu tiên sử dụng các đơn vị dịch vụ mà kỹ thuật viên có chứng chỉ đào tạo chuyên môn và sẵn sàng chứng minh điều đó.

  • Biên bản bảo trì: Mỗi lần thực hiện bảo trì, cần lập biên bản ghi lại các hoạt động đã thực hiện. Biên bản này cung cấp thông tin về các công việc đã được hoàn thành, bất kỳ vấn đề nào phát sinh, các linh kiện được thay thế và các đề xuất thay thế linh kiện nếu có.

  • Hồ sơ bảo trì, sửa chữa, thay thế linh kiện: Hồ sơ bảo trì này ghi lại lịch sử tất cả các hoạt động bảo trì, sửa chữa và thay thế linh kiện, bao gồm cả thông tin về thời gian thực hiện, người thực hiện và mô tả chi tiết về công việc, nhờ đó người sử dụng hoặc kỹ thuật viên dễ dàng kiểm tra, đối chiếu lại các công việc trước đó, cũng như chất lượng linh kiện được thay thế trước đó.

 

Qua nội dung thực tế thực hiện bảo trì thang máy của Gama Service trên đây, bạn có thể nắm bắt được các công việc sẽ được thực hiện khi bảo trì thang máy. Đồng thời, bạn có thể giám sát, đánh giá chất lượng của quá trình bảo trì được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và đáng tin cậy hay chưa.

Xem thêm cách bảo trì thang máy tại tphcm phù hợp nhất từ Gama Service để giảm thiểu tác động của thời tiết.