Đây là câu hỏi mà nhiều độc giả là người sử dụng thang máy tại các tòa nhà, chung cư và sở hữu thang máy gia đình gửi về Tạp chí Thang máy trong những ngày gần đây khi thời tiết khắc nghiệt nắng nóng gay gắt dẫn đến nhu cầu sử dụng điện lớn, điện lưới quá tải. Nhiều thang máy có hiện tượng hoạt động chập chờn hoặc dừng vận hành đột ngột.

iện lưới mất ổn định gây nguy hại gì cho thang máy

Cảnh báo thang máy lỗi khi nguồn điện không ổn định

Tiến sĩ Nguyễn Đức Hạnh - Viện trưởng Viện kỹ thuật ứng dụng Thang máy phân tích và chia sẻ về vấn đề này.

Những ngày gần đây, tình trạng nắng nóng kéo dài dẫn đến tăng đột biến nhu cầu sử dụng điện cho quạt, máy lạnh, điều hòa, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Hệ quả là nhiều khu vực có hiện tượng điện chập chờn, mất ổn định. Vấn đề này có thể gây hư hại gì đến thang máy không, thưa ông?

Nguồn điện chập chờn mang đến rất nhiều tác hại và nguy cơ đối với các thiết bị sử dụng điện. Trước hết, yếu tố này khiến các thiết bị điện tử hoạt động mất ổn định, có thể gây hư hỏng thiết bị. Đó là hiện tượng đèn nhấp nháy hoặc giảm mức độ sáng so với thông thường. Hay tủ lạnh hoạt động nhưng không mát, không đông đá. Hoặc máy bơm hoạt động nhưng bị yếu, không thể bơm, hút được nước như thông thường. Những điều này thường dễ quan sát và nhận biết.

Riêng với thang máy, điện không ổn định sẽ tạo ra những nguy cơ rủi ro với hệ thống điện, điện tử của thang. Nguồn điện yếu có thể gây hiện tượng dừng thang đột ngột do hệ thống điện và động cơ của thang không đảm bảo đủ năng lượng để vận hành. Việc dừng thang đột ngột này có thể tạo ra tình huống “nhốt người” trong buồng thang nếu đang có người di chuyển. Hiện tượng này dễ xảy ra tại thang máy các tòa nhà có mật độ sử dụng thang máy cao, liên tục. Đối với thang máy gia đình thì càng nguy hiểm hơn trong trường hợp người già, trẻ em sử dụng.

Vậy theo ông, nên có biện pháp gì để phòng tránh nguy cơ xảy ra sự cố đối với thang máy vào thời điểm này?

Mùa hè là thời điểm nhu cầu sử dụng điện thường tăng cao đột biến, dễ gây quá tải cục bộ và xảy ra nhiều sự cố điện không mong muốn. Để đảm bảo thang máy của tòa nhà, các hộ gia đình hoạt động ổn định, tránh hư hại, tôi có một số khuyến cáo như sau:

Thứ nhất, đảm bảo hệ thống điện trong công trình được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng điện, các thiết bị điện đảm bảo chất lượng, cùng đó là trang bị thêm các thiết bị bảo vệ hệ thống điện như ổn áp lioa, thiết bị chống mất pha, ngược pha, mất cân bằng pha hay cầu chì, aptomat (cầu dao tự động).

Thứ hai, đối với thang máy, cần đảm bảo nguồn điện đúng với khuyến cáo của nhà sản xuất, tiến hành bảo trì định kỳ theo đúng quy định (tối thiểu 2 tháng/lần đối với thang máy tòa nhà và 3 tháng/lần đối với thang máy gia đình) nhằm kiểm soát các yếu tố hư hại, bảo dưỡng hoặc thay thế thiết bị, linh kiện không còn phù hợp.

Thứ ba, thang máy nên được trang bị các công nghệ cứu hộ. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, mọi thang máy đều đã được trang bị hệ thống cứu hộ tự động ARD với cơ chế hoạt động: khi mất điện (hoặc dòng điện chập chờn) khiến thang máy bị dừng đột ngột, hệ thống sẽ dùng nguồn điện dự trữ tự động đưa buồng thang (cabin) về điểm dừng tầng gần nhất và mở cửa giúp người bị kẹt trong buồng thang ra ngoài an toàn. Tuy nhiên, ngoài hệ thống cứu hộ mặc định này, chủ sở hữu thang máy cũng có thể trang bị thêm các hệ thống cứu hộ tự động khác như SRS. Với cơ chế hoạt động tương tự như ARD, hệ thống SRS sẽ được kích hoạt khi thang máy bị dừng đột ngột mà hệ thống ARD gặp trục trặc. Hai lớp khóa luôn an toàn hơn một lớp, việc trang bị thêm không phải bắt buộc nhưng là phương án dự phòng hợp lý.

Trong trường hợp thang máy gặp sự cố dừng đột ngột, treo buồng thang, nhốt người trong buồng thang,... Ông có đưa ra hướng dẫn cụ thể nào?

Tùy theo thực tế thì sẽ có các thao tác cần thực hiện như sau:

Bước 1: Khi thang có dấu hiệu hoạt động trục trặc, chập chờn, nên ngắt ngay nguồn điện đến thang máy để tránh xảy ra chập cháy thiết bị.

Bước 2: Nếu buồng thang dừng chưa đúng điểm dừng tầng hoặc “nhốt người”, điều đầu tiên là cần giữ bình tĩnh để xử lý tình huống. Trước tiên là chờ hệ thống cứu hộ tự động ARD kích hoạt. Trong tình huống chờ đợi nhưng hệ thống ARD (Automatic Rescue Device) không hoạt động, nếu thang được trang bị hệ thống cứu hộ tự động SRS (Self Rescue System) thì người dùng nhấn vào nút SRS trên bảng gọi để kích hoạt hệ thống này.

Bước 3: Tình huống thang máy không trang bị thêm hệ thống cứu hộ khác, người trong buồng thang có thể liên lạc với bên ngoài bằng hệ thống điện thoại nội bộ (tại các tòa nhà), điện thoại di động hoặc thực hiện cuộc gọi khẩn cấp Emcall (Emegency Call). Emcall sẽ giúp người sử dụng lần lượt gọi đến 5 số điện thoại đã được lựa chọn theo ý muốn của người sử dụng, bao gồm điện thoại của trung tâm cứu hộ và người thân. Khi nhấn nút trên bảng gọi trong cabin thang máy, hệ thống sẽ tự động tuần tự liên lạc với các số điện thoại cho đến khi kết nối được với bên ngoài, người kẹt trong thang được cứu hộ. Xem chi tiết

Bước 4: Nếu không có người bị nhốt trong thang hoặc sau khi đã thoát ra ngoài, quản lý thang máy/chủ sở hữu cũng nên thông báo đến đơn vị dịch vụ kỹ thuật thang máy nhằm kiểm tra thang trước khi cho thang hoạt động trở lại. Các sự cố đối với thang máy hoàn toàn có thể gây ra hư hại đối với các thiết bị, tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường trước. Vì thế, thang máy sau khi gặp các sự cố hoặc các hiện tượng hoạt động chập chờn nên được kiểm tra trước khi hoạt động lại.

Cảm ơn TS. Nguyễn Đức Hạnh với những thông tin hữu ích.

(Theo Tạp chí Thang máy)

Đọc thêm kiểm định thang máy - yếu tố đảm bảo chất lượng vận hành cho thang máy

 

Gama Service - Dịch vụ thang máy cao cấp

Thấu hiểu những băn khoăn, lo lắng của bạn và gia đình khi bảo trì thang máy, Gama Service - Dịch vụ thang máy cao cấp của GamaLift đã tiên phong mang lại sự an tâm, an toàn bằng hàng loạt lợi thế:

1. Độ phủ
Mạng lưới phủ sóng rộng rãi, độ bao phủ tiến đến 40 trạm dịch vụ Gama Service trên khắp toàn quốc.

2. Nhân sự
100% Kỹ thuật viên có chứng chỉ kỹ năng nghề. Được tuyển dụng khắt khe, đánh giá, đào tạo để đảm bảo 3 tiêu chí: Chính trực, Chuyên môn tốt, Tận tuỵ.

3. Kiểm soát linh kiện
Linh kiện, vật tư phải được dự phòng đầy đủ, chuẩn hoá theo tiêu chuẩn “Gama Standard”, có tem nhãn kiểm soát chất lượng chống giả, nhái.

4. Công nghệ - Quản trị
Đảm bảo kết nối, chuẩn hoá tất cả các thang máy đến hệ thống kiểm soát lỗi trung tâm trước năm 2025. Sử dụng Ứng dụng (App) chuyên dụng để cung cấp thông tin, dịch vụ, đặt lịch, nhận xét phản hồi,… của khách hàng.

Từ những điều đó, Gama Service là đơn vị dịch vụ thang máy duy nhất cung cấp "Dịch vụ 2 giờ": Mọi sự số đều được chúng tôi xử lý trong vòng tối đa 2 giờ đồng hồ ở bất cứ thời điểm nào và bất cứ nơi đâu.

Liên hệ ngay Gama Service để trải nghiệm dịch vụ: 19009481

Một số tư liệu về Dịch vụ Thang máy cao cấp Gama Service bạn tham khảo:

Kỹ thuật viên của Gama Service đang tư vấn các phương án tới khách hàng

Gama Service bảo trì, nâng cấp với linh kiện thiết bị đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, có tem nhãn nhận diện chuyên nghiệp

Phát triển bền vững, Gama Service luôn chú trọng đào tạo, phát triển nhân sự

Gama Service tự hào là đơn vị thực hiện lắp đặt, bảo trì, nâng cấp thang máy cho rất nhiều công trình từ thang máy dự án đến thang máy gia đình.

Công trình do Gama Service lắp đặt, bảo trì tại Vinhomes Harmony, Hà Nội.

 

Đọc thêm: kích thước thang máy