Thang máy gia đình đã dần trở nên phổ biến trong đời sống xã hội. Nhưng có lẽ không nhiều người ý thức được đây là mặt hàng thuộc danh mục nhóm sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn. Và phải kiểm định thế nào, lưu ý những gì chính là cách mà người tiêu dùng cần hết sức lưu tâm để tự bảo vệ mình và người thân trong gia đình.

Tại sao phải kiểm định thang máy?

Theo Điều 4, Khoản 3 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 có quy định: thang máy là hàng hóa nhóm 2, là loại sản phẩm, hàng hóa có khả năng bị mất an toàn khi vận chuyển, bảo quản, sử dụng, từ đó nó thể gây hại đến con người, các đối tượng động thực vật và môi trường xung quanh khác.  

Do đó, thang máy thuộc hạng mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về sử dụng, an toàn lao động theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ban hành. Như vậy, thang máy dù nhập khẩu hay sản xuất cũng cần đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật cũng như các công tác kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định để đảm bảo các yêu cầu an toàn khi vận hành.

kiểm định thang máy 1

Vậy kiểm định thang máy là một quy trình để kiểm tra, đánh giá chất lượng kỹ thuật của thiết bị thang máy theo Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia được quy định bởi Cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo rằng thang máy có đủ điều kiện để vận hành một cách an toàn. 

Ngoài việc tuân thủ quy định, việc kiểm định thang máy cũng mang đến lợi ích cho chính người tiêu dùng – không phải ai cũng có chuyên môn về kỹ thuật để có thể nhận định được tình trạng của sản phẩm, đặc biệt là với thang máy, một sản phẩm có đặc tính kỹ thuật cao. Việc kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy được thực hiện bởi một đơn vị độc lập đối với lần đầu tiên và theo định kỳ những lần tiếp theo. Những chuyên gia này sẽ thay người tiêu dùng thẩm định các yếu tố:

- Hồ sơ, lý lịch thang máy. Thực tế đã có không ít doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng làm giả hồ sơ, lý lịch thang máy, phổ biến nhất là chứng nhận hợp quy thang máy – thủ tục bắt buộc để sản phẩm được lưu hành trên thị trường.

- Giám định chất lượng thiết bị sau quá trình lắp đặt, vận hành (kiểm định lần đầu); giám định hiện trạng chất lượng thiết bị trong quá trình sử dụng (kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường)

- Tìm ra các lý do khiến thang máy không đảm bảo an toàn kỹ thuật, kiến nghị giải pháp khắc phục.

Từ đó có thể đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả thang, dự báo các vấn đề về kỹ thuật để bảo trì, sửa chữa nếu cần nhằm kéo dài tuổi thọ của thang máy.

Xem thêm: Sửa chữa thang máy - Những vấn đề cần quan tâm

Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy hoàn toàn hướng đến lợi ích của người tiêu dùng. Nó chính là “hàng rào kỹ thuật” giúp bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình mua bán, sử dụng với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ thang máy
kiểm định thang máy 0

Những điều cơ bản cần biết về kiểm định thang máy

Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy (sau đây gọi tắt là kiểm định thang máy) là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Sau khi kiểm tra, nếu thang máy hoạt động bình thường, đảm bảo các quy chuẩn về an toàn thì sẽ được dán tem kiểm định. Đây là một trong các hoạt động bắt buộc phải thực hiện với sản phẩm thang máy để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

Khi nào thì cần tiến hành kiểm định thang máy?

Có 3 hình thức kiểm định thang máy tùy thuộc vào tình trạng lắp đặt và sử dụng thang máy, gồm có:

- Kiểm định kỹ thuật thang máy lần đầu: được thực hiện khi thang máy đã lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng.

- Kiểm định kỹ thuật thang máy định kỳ: được thực hiện khi thời hạn kiểm định trước đó đã hết hiệu lực, thang máy cần được kiểm định lại chất lượng trước khi đưa vào vận hành ở chu kì tiếp theo, thường từ 1-3 năm.

- Kiểm định thang máy đột xuất:  khi thang máy bị hỏng hóc và đã được sửa chữa, nâng cấp thì cần được kiểm định để đảm bảo điều kiện vận hành chính xác, an toàn.

kiểm định thang máy 5
 

Thời hạn thang máy phải thực hiện kiểm định là bao lâu?

- Đối với loại thang máy tải khách hay tải hàng lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, khu vực công cộng có tần suất sử dụng cao thì thời hạn phải kiểm định thang máy là 2 năm / 1 lần.

- Thang máy lắp đặt tại các công trình khác, không phải cao tầng như nhà ở gia đình thì thời hạn kiểm định là 3 năm / 1 lần

- Thang máy có thời gian sử dụng từ 15 năm trở lên thì phải kiểm định mỗi năm 1 lần

- Ngoài ra, tùy theo điều kiện, tình trạng của thang máy tại thời điểm kiểm định mà thời hạn cho lần kiểm định tiếp theo sẽ được yêu cầu rút ngắn hơn nữa.

thời hạn kiểm định thang máy

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm thực hiện kiểm định thang máy là các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, sở hữu thang máy.

kiểm định thang máy 3
Trong đó, ở điều kiện 2, thang máy được đánh giá phù hợp quy chuẩn sẽ được xác nhận thông qua giấy chứng nhận hợp quy như hình dưới đây:

mẫu hợp quy thang máy

Quy trình thực hiện kiểm định thang máy bao gồm những gì?

Một quy trình kiểm định thang máy tiêu chuẩn thường bao gồm những nội dung sau:

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thang máy để xem thời hạn sử dụng, các lần nâng cấp, bảo trì, sửa chữa...

- Kiểm tra tổng thể kỹ thuật bên ngoài của hệ thống thang máy: vị trí lắp đặt, lối ra vào, điều kiện ánh sáng, thoát hiểm...

- Kiểm tra kỹ thuật của các thành phần trong cấu trúc thang máy nhằm đánh giá chất lượng và khả năng đáp ứng sử dụng của thiết bị, linh kiện thang máy, đo các tham số kỹ thuật.

- Vận hành thử thang máy nhằm xác minh khả năng vận hành của thiết bị. 

- Xử lý kết quả kiểm định: chứng nhận kiểm định hoặc yêu cầu bên đơn vị lắp đặt phải xử lý các lỗi nếu có.

Quy trình kiểm định thang máy
Nội dung của một quy trình kiểm định thang máy tiêu chuẩn

Những lưu ý khi kiểm định thang máy

Đơn vị kiểm định thang máy:

Đó là các đơn vị được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Ví dụ:

- Các đơn vị được Cục An toàn lao Động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép: Trung tâm Kiểm định KTAT khu vực I; Trung tâm Kiểm định KTAT khu vực II; công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và TVXD; Trung tâm kiểm định CN I; Trung tâm Kiểm định và huấn luyện KTATLĐ TP. HCM; và một số doanh nghiệp xã hội.

- Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng.

- Trung tâm Kiểm định công nghiệp I; Trung tâm Kiểm định công nghiệp II; Trung tâm Kiểm định công nghiệp III của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương.

Chuẩn bị kiểm định:

- Tổ chức kiểm định và Cơ sở đề nghị kiểm định cùng phối hợp: Thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.

- Cơ sở đề nghị kiểm định: Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch và các tài liệu có liên quan đến thang máy.

- Tổ chức kiểm định và Cơ sở đề nghị kiểm định cùng phối hợp: Thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn; Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

Hồ sơ, lý lịch thang máy:

- Lý lịch thang máy

- Giấy chứng nhận hợp quy (kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu)

- Giấy chứng nhận kiểm định, biên bản kiểm định đã được cấp (không kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu)

- Hồ sơ bảo trì

- Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có)

- Hồ sơ thiết kế, hoàn công xây dựng giếng thang (kiểm tra đối với thang máy lắp đặt, kiểm định lần đầu)

Xử lý kết quả kiểm định:

a) Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

b) Thông qua biên bản kiểm định

c) Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thang máy (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).

d) Nhập kết quả kiểm định vào cơ sở dữ liệu để in tem kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (nếu có quy định).

đ) Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thang máy đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định phải được dán ở vị trí dễ quan sát. 

e) Cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định:

- Khi thang máy có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thang máy trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở. 

- Khi thang máy có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước nêu tại điểm a và điểm b nói trên, trong đó phải ghi rõ lý do thang máy không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thang máy.

Chế tài xử lý vi phạm không kiểm định thang máy:

Điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 15/04/2020) đối với thang máy là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm định thiết bị: Phạt từ 2 đến 3 lần tổng chi phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư vi phạm (tính theo mức giá tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền quy định) nhưng không thấp hơn 20.000.000 đồng và tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Ngoài chế tài xử lý vi phạm khi không thực hiện hoạt động kiểm định thang máy theo quy định, việc không kiểm định thang máy cũng khiến người tiêu dùng gặp rủi ro với doanh nghiệp cung cấp thang máy làm giả hồ sơ, lý lịch thang máy như CO, CQ, giấy chứng nhận hợp quy,…

Đồng thời, quá trình sử dụng thang máy với các đơn vị bảo hành, bảo trì thang máy không đảm bảo an toàn kỹ thuật thì đơn vị kiểm định sẽ thực sự thực hiện chức năng trở thành “hàng rào kỹ thuật” cho người tiêu dùng.

Chính vì vậy, chủ sở hữu thang máy, quản lý vận hành thang máy cần nghiêm túc thực hiện quy định kiểm định thang máy, vừa thực hiện đúng quy định pháp luật, vừa đảm bảo quyền lợi của mình.

(Theo Tạp chí Thang máy)

 

Cần làm gì để thang máy luôn vận hành an toàn, đáp ứng yêu cầu kiểm định?

- Bạn cần sử dụng thang máy đúng cách: thao thác bấm nút điều khiển thang máy dứt khoát, không bấm liên tục nhiều lần gây nhiễu loạn tín hiệu điều khiển. 

- Đảm bảo nguồn điện cung cấp cho thang máy ổn định. Nguồn điện không ổn định sẽ gây hại đến mạch điều khiển và các cơ cấu cơ điện khác trong hệ thống thang máy của bạn. Đảm bảo môi trường vận hành tốt cho thang máy: tránh môi trường ẩm thấp, tránh để vật cản gây kẹt thang máy...

- Chăm sóc, bảo trì thang máy thường xuyên. Để thang máy của bạn kéo dài tuổi thọ, luôn đạt trạng thái vận hành an toàn tốt nhất, hãy thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thang máy thường xuyên bởi các Đơn vị cung cấp dịch vụ tin cậy.

Đọc thêm: Gama Service - Dịch vụ bảo trì thang máy chuyên nghiệp 24/7

 

Gama Service - Dịch vụ thang máy cao cấp

Thấu hiểu những băn khoăn, lo lắng của bạn và gia đình khi bảo trì thang máy, Gama Service - Dịch vụ thang máy cao cấp của GamaLift đã tiên phong mang lại sự an tâm, an toàn bằng hàng loạt lợi thế:

1. Độ phủ
Mạng lưới phủ sóng rộng rãi, độ bao phủ tiến đến 40 trạm dịch vụ Gama Service trên khắp toàn quốc.

2. Nhân sự
100% Kỹ thuật viên có chứng chỉ kỹ năng nghề. Được tuyển dụng khắt khe, đánh giá, đào tạo để đảm bảo 3 tiêu chí: Chính trực, Chuyên môn tốt, Tận tuỵ.

3. Kiểm soát linh kiện
Linh kiện, vật tư phải được dự phòng đầy đủ, chuẩn hoá theo tiêu chuẩn “Gama Standard”, có tem nhãn kiểm soát chất lượng chống giả, nhái.

4. Công nghệ - Quản tr
Đảm bảo kết nối, chuẩn hoá tất cả các thang máy đến hệ thống kiểm soát lỗi trung tâm trước năm 2025. Sử dụng Ứng dụng (App) chuyên dụng để cung cấp thông tin, dịch vụ, đặt lịch, nhận xét phản hồi, … của khách hàng.

Từ những điều đó, Gama Service là đơn vị dịch vụ thang máy duy nhất cung cấp "Dịch vụ 2 giờ": Mọi sự số đều được chúng tôi xử lý trong vòng tối đa 2 giờ đồng hồ ở bất cứ thời điểm nào và bất cứ nơi đâu.

Liên hệ ngay Gama Service để trải nghiệm dịch vụ: 19009481

Một số tư liệu về Dịch vụ Thang máy cao cấp Gama Service bạn tham khảo:

Kỹ thuật viên của Gama Service đang tư vấn các phương án tới khách hàng

Gama Service bảo trì, nâng cấp với linh kiện thiết bị đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, có tem nhãn nhận diện chuyên nghiệp

Phát triển bền vững, Gama Service luôn chú trọng đào tạo, phát triển nhân sự

Gama Service tự hào là đơn vị thực hiện lắp đặt, bảo trì, nâng cấp thang máy cho rất nhiều công trình từ thang máy dự án đến thang máy gia đình.

Công trình do Gama Service lắp đặt, bảo trì tại Vinhomes Harmony, Hà Nội.

Tìm hiểu thêm: thang máy nhập khẩu