Khi đi thang máy, chắc hẳn bạn sẽ nhìn thấy một nút bấm màu vàng có hình chiếc chuông. Đây là nút kích hoạt "cuộc gọi khẩn cấp" hay còn gọi là Emergency Call (viết tắt là Em.Call) - một tính năng để cứu hộ, đảm bảo an toàn cho người đi thang máy. Vậy cách thức hoạt động của "cuộc gọi khẩn cấp" là thế nào, GamaLift sẽ giúp bạn hiểu rõ qua nội dung sau đây.

Cuộc gọi khẩn cấp Emergency Call là tính năng cơ bản trong cứu hộ thang máy
Cuộc gọi khẩn cấp Emergency Call là tính năng cơ bản trong cứu hộ thang máy

Tính năng cuộc gọi khẩn cấp Emergency Call

Emergency Call (Em.Call) là tính năng trang bị trong các loại thang máy để trợ giúp cứu hộ cho người sử dụng trong tình huống khẩn cấp như thang máy bị rung lắc, kẹt cửa, thang máy phát ra âm thanh lạ hoặc di chuyển bất thường, mất điện... Nó đưa ra các thông báo hướng dẫn giúp cho người trong thang máy lấy lại bình tĩnh để phản ứng với tình huống đang xảy ra như: thực hiện kích hoạt các chức năng cứu hộ để đưa thang máy về nơi an toàn và thoát ra hoặc liên lạc với người trợ giúp ở bên ngoài. 
Em.Call là tính năng thiết yếu để đảm bảo an toàn khi đi thang máy, nhất là đối với thang máy gia đình, bởi vì có thể thang máy gặp tình huống khẩn cấp mà không phải lúc nào cũng có người thân ở nhà để gọi trợ giúp. Em.Call sẽ giúp kết nối sớm với người nhà, kỹ thuật viên thang máy để giúp bạn ra khỏi thang máy một cách an toàn.
Em.Call gồm 1 mạch điều khiển, nút bấm yêu cầu cứu hộ, bộ phận tương tác tại chỗ, và thành phần chuyển tiếp liên lạc đến nhân viên cứu hộ. Cụ thể là:
- Nút bấm kích hoạt tính năng cuộc gọi khẩn cấp Em.Call được đặt trên bảng điều khiển thang máy bên trong cabin thang máy.

Nút bấm kích hoạt cuộc gọi khẩn cấp Em.Call trên Bảng điều khiển thang máy
Nút bấm kích hoạt cuộc gọi khẩn cấp Em.Call trên Bảng điều khiển thang máy

- Thành phần tương tác tại chỗ: có tác dụng đưa ra các thông báo tự động để hướng dẫn cho người sử dụng thang máy trong trường hợp xảy ra sự cố. Nó gồm có bộ nhớ lưu trữ hướng dẫn bằng âm thanh do nhà sản xuất thang máy cài đặt sẵn, loa phát âm thanh, mic thu âm đặt trong cabin. 

Loa và mic thoại của Em.Call trên bảng điều khiển thang máy
Loa và mic thoại của Em.Call trên bảng điều khiển thang máy

- Thành phần liên lạc nội bộ tại khu vực lắp đặt thang máy, bao gồm các điện thoại có dây đặt ở bên trong và bên ngoài cabin thang máy.
- Thành phần chuyển tiếp liên lạc để kết nối với người trợ giúp bên ngoài là nhân viên cứu hộ hoặc người nhà qua số điện thoại đã được cài đặt từ trước. Nó là bộ quay số và chuyển mạch để thay đổi tuần tự các số liên lạc được cài đặt từ trước. 
- Mạch điều khiển để thiết lập hoạt động chung cho các bộ phận của tính năng Em.Call

Mạch điều khiển tính năng Em.Call
Mạch điều khiển tính năng Em.Call

Cách thức hoạt động của Emergency Call

Khi đi thang máy gặp phải tình huống khẩn cấp và người ở trong cabin thang máy bấm nút Em.Call thì bộ điều khiển tiếp nhận tín hiệu và kích hoạt. Trước tiên nó sẽ đưa ra các thông báo được cài đặt sẵn trong bộ nhớ, nếu chưa quen với thang máy, mọi người hãy lắng nghe những lời hướng dẫn nhanh phát ở loa, đó là các hướng dẫn về các sự cố có thể nhận biết được, lời trấn an để người trong thang máy bình tĩnh và có thể thao tác theo các hướng dẫn đó. Đồng thời, các điện thoại nội bộ (intercom) lắp bên ngoài thang máy cũng được kích hoạt đổ chuông để người trong cabin thang máy có thể liên lạc với người nhà (đối với thang máy gia đình) / nhân viên bảo vệ (đối với thang máy công cộng) nhằm tìm kiếm sự trợ giúp.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tính năng Em.Call
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tính năng Em.Call

Sau một khoảng thời gian nhất định đã được cài đặt (có thể là vài chục giây) thì bộ xử lý sẽ kết nối đến các kỹ thuật viên thông qua số điện thoại đã được nạp sẵn từ trước. Kỹ thuật viên có thể nói chuyện với người trong thang máy thông qua thiết bị loa / mic thoại lắp trong cabin để ghi nhận tình trạng và hướng dẫn xử lý sự cố từ xa. Nếu số điện thoại nào bận hoặc không kết nối được, bộ điều khiển sẽ chuyển tiếp đến số điện thoại tiếp theo và lặp lại cho đến khi có số điện thoại tiếp nhận được cuộc gọi. 

Lưu ý dành cho người sử dụng thang máy

- Hãy đảm bảo rằng thiết kế thang máy của bạn có trang bị tính năng Em.Call để có thể được hỗ trợ xử lý các tình huống bất lợi khi đi thang máy.

- Tính năng cuộc gọi khẩn cấp sẽ được kích hoạt ngay khi bấm nút. Do đó, nếu có trẻ em đi cùng thì không để trẻ nghịch ngợm bấm vào nút kích hoạt tính năng này. Nó sẽ hoạt động cho đến khi được tắt bằng tay hoặc có số điện thoại được kết nối. Bấm nhầm có thể gây ra sự bất tiện nhất là khi đi thang máy công cộng. 

- Thường xuyên bảo trì thang máy, trong đó bao gồm kiểm tra tính năng cứu hộ Em.Call để đảm bảo nó luôn hoạt động bình thường.

Xem thêm cách thức tiến hành bảo trì thang máy tại đây.

Tính năng Emergency Call trong thang máy cao cấp GamaLift

Là nhà cung cấp thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc từ Châu Âu, ngoài các tính năng cứu hộ tiên tiến như SRS - tự cứu hộ, SWS - cảnh báo đột quỵ,… thang máy của GamaLift được trang bị tính năng Em.Call theo tiêu chuẩn EN81-70, với các ưu điểm:

  • Luôn hoạt động bền bỉ và chính xác
  • Bộ thu / phát âm thanh rõ ràng
  • Có khả năng tích hợp quay số đến 5 số điện thoại
  • Kết nối các điện thoại nội bộ ở cửa tầng và trong cabin
  • 2 phương pháp kết nối điện thoại có dây PSTN và không dây GSM

 

Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về tính năng cuộc gọi khẩn cấp Emergency Call trong cứu hộ thang máy. Thông tin được cung cấp bởi Công ty thang máy GamaLift thông qua trang web https://gamalift.com