Như chúng ta đã biết, thang máy là một thiết bị được ứng dụng ngày càng phổ biến trong nhà ở gia đình, mang đến tiện nghi cho việc đi lại. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách đi thang máy thế nào cho đúng. Chỉ với 3 phút xem các hướng dẫn này, bạn sẽ biết cách sử dụng thang máy thành thạo, tự tin đối phó với các sự cố khi đi thang máy mà không lo bị bấm nhầm các chức năng điều khiển. 

Hướng dẫn sử dụng thang máy
Hướng dẫn cách đi thang máy an toàn

Để biết cách sử dụng thang máy gia đình, trước hết, bạn cần nắm rõ các chức năng điều khiển của thang máy. 

1.  Các nút chức năng trên bảng điều khiển thang máy và công dụng

Bảng điều khiển thang máy gia đình chia làm 2 phần: 

  • Bảng điều khiển với các phím chức năng.
  • Phần thông báo thường gồm cả hình ảnh và âm thanh. Trong đó, các màn hình điện tử hiển thị để báo cho người dùng biết số tầng, trạng thái thang máy đang đi lên / xuống hay dừng. Phần âm thanh là chuông báo, ví dụ như chuông báo dừng tầng, chuông báo quá tải, chuông báo cửa mở, chuông báo sự cố…

1.1 Bảng điều khiển tại sảnh thang máy (hay cửa tầng) 

Tại cửa mỗi tầng sẽ trang bị nút bấm gọi thang. Khi ấn nút, bộ điều khiển của thang máy sẽ tính toán hướng di chuyển để tới vị trí của người dùng nhanh nhất. 

Chung cư và các tòa nhà văn phòng có rất nhiều tầng, do đó bảng điều khiển gọi thang có 2 nút lên và xuống để hệ thống tối ưu hướng di chuyển của thang. Nhưng với thang máy gia đình thì thường chỉ sử dụng 1 nút.

+ (△) / (▽): nút gọi thang máy đi lên / hoặc đi xuống (thường trang bị cho thang máy tại tòa nhà lớn)

+ (◯): nút gọi thường dùng cho thang máy gia đình

- Màn hình hiển thị vị trí, chiều di chuyển hiện thời của thang máy (tùy chọn)

Bảng điều khiển tại cửa tầng thang máy
Bảng điều khiển tại cửa tầng (sảnh thang máy)

1.2 Bảng điều khiển chức năng bên trong cabin

Bảng điều khiển trong thang máy do GamaLift lắp đặt
Một mẫu Bảng điều khiển trong thang máy gia đình - GamaLift

Khi đi vào trong thang máy, bạn có thể thấy Bảng điều khiển trong cabin thang máy gia đình có các nút bấm với tính năng như sau:

- Nút (G) ký hiệu cho tầng trệt - tầng mặt đất trong các chung cư hoặc tòa nhà văn phòng. Với nhà ở gia đình thì thường không có nút [G] mà dùng luôn ký hiệu tầng [1]

- Nút (B, B1, B2) thường ký hiệu cho các tầng hầm

- Nút (1,2,3,…) để chọn tầng cần đến theo số tương ứng.

- Nút ▷|◁ để đóng nhanh cửa. Đối với thang máy cửa tự động, sẽ có cảm biến chuyển động ở cửa, nếu không có người ra vào, cửa sẽ tự đóng sau 3-5 giây. Nút bấm này sẽ giúp bạn đóng cửa nhanh mà không cần phải đợi.

- Nút ◁|▷ để mở cửa nhanh. Khi thang dừng ở cửa tầng, khoảng 3-5 giây, cửa sẽ tự mở. Nút bấm này giúp bạn mở cửa ngay mà không cần phải chờ thêm.

- (🔔) hoặc (): Nút EMCall cảnh báo tình huống khẩn cấp. Khi bạn bấm nút này để báo cho người bên ngoài thang máy sẽ biết thang máy gặp sự cố và họ có thể trợ giúp nhanh chóng. Nút này cũng có chức năng kết nối đến số điện thoại của nhân viên kỹ thuật thang máy hoặc tổng đài cứu hộ được chỉ định từ trước, giúp cho họ ghi nhận được sự cố của thang và nhanh chóng tới hiện trường để trợ giúp.

- (🔴) : Nút SRS là để kích hoạt chức năng tự cứu hộ. Khi đi thang máy mà bạn phát hiện thang máy gặp sự cố như rung lắc, kêu to, mất điện, bạn cần thoát ra khỏi thang càng sớm càng tốt. Hãy bấm và giữ nút này vài giây, chức năng cứu hộ tự động của thang máy sẽ đưa bạn đến cửa tầng gần nhất để bạn ra ngoài.

- (⭕) : Nút SWS (nếu có) để kích hoạt tính năng cảnh báo khi bị đột quỵ bên trong thang máy giúp cho người bên ngoài có thể đến hỗ trợ cho người bị đột quỵ kịp thời.

- (☏) : Ngoài ra tại cửa thang và trong cabin sẽ có điện thoại cố định Intercon gắn trên vách để liên lạc ra bên ngoài nếu có sự cố. 

2. Cách đi thang máy - các thao tác điều khiển

Khi đã nắm rõ tính năng của các nút điều khiển thang máy, bạn sẽ đi thang máy một cách dễ dàng và an toàn.

2.1 Cách sử dụng bảng gọi thang máy ở cửa tầng

- Ở bên ngoài thang máy, khu vực cửa tầng sẽ có bảng gọi thang máy với 1 hoặc 2 nút bấm. Nếu là 2 nút bấm thì sẽ gồm nút (△) và (▽), loại 1 nút bấm sẽ có dạng (⭘) hoặc có mũi tên 2 chiều lên xuống. Khi ấn vào, các nút này sẽ sáng lên cho biết chức năng đã kích hoạt, hãy chờ cho thang đi tới để vào bên trong cabin.

- Có 1 bảng hiển thị nhỏ đặt bên trên cửa thang máy (hoặc trên bảng điều khiển) để chỉ báo số tầng nơi thang máy đến (kèm theo hướng di chuyển hiện tại). Bạn cần quan sát màn hình này để biết thang dịch chuyển tới lúc khu vực của mình đang đứng hay chưa. 

- Khi thang máy dừng, sẽ có tiếng chuông báo / hoặc đọc số tầng để bạn nhận biết. 

2.2 Thao tác điều khiển bên trong cabin

- Khi bạn đã vào bên trong cabin, cửa thang máy sẽ chờ 3-5 giây rồi tự động đóng lại. Nếu đi 1 mình hoặc mọi người đã vào hết mà không muốn chờ thì bạn hãy ấn nút đóng cửa nhanh ▷|◁. 

- Khi thang máy chưa di chuyển, cửa tầng đang đóng, nếu muốn mở lại cửa thì ấn nút ◁|▷. 

- Sau khi cửa thang đã đóng, hãy bấm nút chọn tầng tương ứng mà mình muốn đến (1,2,3…). 

- Khi thang máy di chuyển, bảng điều khiển hiện nút (▽) để báo thang máy đang đi xuống, ngược lại hiện nút (△) là thang máy đang đi lên. Đồng thời màn hình cũng hiển thị số tầng hiện tại.

- Khi thang máy đến tầng đã chọn, sẽ có tiếng chuông báo thang máy đã dừng an toàn. Cửa tầng sẽ mở sau 3-5 giây để bạn ra ngoài.

- Khi đi thang máy, bạn cần để ý màn hình hiển thị số tầng và mũi tên đang có chiều hướng lên hay chiều hướng xuống, có trùng với chiều mình đi không, nếu không thì nên đợi bên ngoài. Bởi nếu bạn vào thang máy mà thang đang đi lên trong khi bạn muốn đi xuống thì vẫn phải đợi thang đi hết hành trình lên rồi nó mới đi xuống. Ví dụ phòng cabin đang từ tầng 2 đi lên tầng 6, bạn từ tầng 4 gọi thang đi xuống tầng 1. Khi thang đến tầng 4, bạn vào cabin và bấm tầng 1 thì thang máy vẫn đưa bạn lên tầng 6 trước khi quay trở lại tầng 1. Tương tự với hướng đi lên cũng vậy. Đó là cách đi thang máy tối ưu nhất cho bạn.

Xem thêm cách đi thang máy tại video sau:

3. Cách sử dụng thang máy an toàn - một số lưu ý

Để sử dụng thang máy gia đình một cách an toàn, bạn cần chú ý thêm một số điểm sau:

- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thang máy của nhà sản xuất và đơn vị lắp đặt. Bên trong cabin thang máy luôn có 1 bảng hướng dẫn sử dụng kèm theo số điện thoại, thông tin liên lạc đến bộ phận cứu hộ. Bạn cần chú ý các hướng dẫn này, nhất là khuyến cáo về mức tải trọng cho phép. Nếu thấy cảnh báo quá tải thì cần di chuyển bớt người hoặc đồ vật ra khỏi thang máy. Cần hạn chế tối đa việc chuyển hàng cồng kềnh, dễ gây mắc kẹt vào cửa cabin.

Bảng hướng dẫn sử dụng thang máy gắn trong cabin
Bảng hướng dẫn sử dụng thang máy gắn trong cabin

- Quan sát cẩn thận trước khi bước vào thang máy: cabin phải dừng hẳn, cửa đã mở và sàn thang máy bằng với nền nhà. Nếu đã có quá số người cho phép, hãy chờ một lượt khác.

- Nhấn nút mở cửa ◁|▷ nếu cần để giữ cửa mở lâu hơn cho người khác kịp vào thang máy. Với các dòng thang máy cao cấp có hệ cảm biến cửa tầng toàn phần thì bạn có thể dễ dàng ngăn cửa đóng lại bằng cách đưa tay ngang cửa mà không cần chạm vào. 

- Khi đã ở trong cabin thang máy, hãy giữ khoảng cách an toàn với cửa thang máy để đảm bảo cơ thể, quần áo và các vật dụng khác không bị kẹt quấn vào cửa thang khi nó mở hoặc đóng.

- Nếu có trẻ em, hãy luôn nhắc nhở trẻ cách xa cửa thang máy. Không nên để trẻ nghịch ngợm ấn đồng thời hoặc thay đổi liên tục các nút bấm điều khiển vì có thể dẫn tới thang máy rối loạn không nhận lệnh.

- Khi bước ra khỏi thang máy, hãy từ tốn, không xô đẩy nhau, có thể ấn vào nút mở cửa ◁|▷ để giữ cửa mở lâu hơn.

Khi nào thì kích hoạt tính năng cứu hộ thang máy?

- Thang máy gia đình thường được trang bị các chức năng cứu hộ khi gặp sự cố như: tự cứu hộ, gửi cảnh báo, hoặc liên lạc nội bộ Intercall. Để biết chức năng của các nút ấn đó, hãy xem mục 1.

- Trong các trường hợp khẩn cấp như mất điện, thang bị kẹt, dừng đột ngột, thang trượt tự do, cửa không mở hay có cháy nổ… bạn cần bình tĩnh và làm theo hướng dẫn có trong cabin. Có thể nhấn nút báo động, gọi liên lạc nội bộ, hoặc gọi tới số hotline được ghi trong cabin thang máy.

cách xử lý sự cố khi đi thang máy
Cách xử lý sự cố khi đi thang máy

- Khi đi thang máy, nếu cảm nhận thấy các rung lắc bất thường, hoặc thang máy kêu to hãy ra khỏi thang nhanh nhất có thể. Bạn hãy bấm và giữ nút SRS để thang máy đưa bạn về cửa tầng gần nhất. 

- Trường hợp thang máy bị mất điện, bộ cứu hộ chủ động ARD sẽ tự đưa thang máy về cửa tầng gần nhất để bạn ra ngoài. Hãy ấn nút tự cứu hộ SRS (🔴) nếu thấy tính năng ARD không hoạt động. Nếu thang máy bị kẹt mà bạn không thể ra ngoài, hãy bấm nút cảnh báo EMCall (🔔) để gửi thông báo đến trung tâm cứu hộ thang máy. Đồng thời nếu mang theo điện thoại, hãy chủ động gọi đến số máy của kỹ thuật viên được ghi trong cabin để được hỗ trợ. 

Bạn có thể sử dụng chiếc điện thoại nội bộ (☏) gắn trên cabin để gọi người nhà trợ giúp kiểm tra các bộ phận như tủ điện, phòng máy xem có gì bất thường không. Những thông tin này có thể giúp kỹ thuật viên đưa ra hướng dẫn nhanh chóng, chính xác trong khi bộ phận cứu hộ đang đến. 

4. Bảo trì thang máy - đảm bảo cho sự vận hành an toàn

Nếu xảy ra các sự như mất điện, thang máy rung lắc, trượt thang, kẹt thang, bạn hãy sử dụng những tính năng cứu hộ SRS, ARD, EMcall trang bị theo thang máy như đã trình bày ở trên. Có một vấn đề là các tính năng đó có thể bị hỏng hoặc không hoạt động đúng khi sự cố xảy ra. Trong khi các tòa nhà lớn có bảo vệ hay nhân viên kỹ thuật chuyên trách trợ giúp thì với nhà ở gia đình thì không có. Điều này rất nguy hiểm cho người sử dụng. 

Chính vì thế việc tiến hành bảo trì thường xuyên và đúng cách cho thang máy là rất quan trọng. Nhiều gia đình nghĩ rằng không cần thiết phải bảo trì định kì vì cho rằng thang máy là thiết bị hiện đại nên có thể chạy thời gian dài trong nhiều năm mà không cần bảo dưỡng. Chỉ đến khi xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sự an toàn của mình thì mới nhận ra điều đó. 

Thông thường, bạn nên tiến hành bảo trì thang máy sau 3-4 tháng sử dụng. Việc bảo trì, bảo dưỡng phải được thực hiện bởi các đơn vị có chuyên môn nghiệp vụ. Nếu không rất khó đảm bảo chất lượng thang máy cũng như rủi ro cho kỹ thuật viên bảo trì nếu họ không được huấn luyện một cách đầy đủ và chuyên nghiệp. 

Dịch vụ bảo trì thang máy của GamaLift   

Công ty thang máy GamaLift cung cấp dịch vụ đầy đủ cho thang máy từ lắp đặt cho đến bảo trì, sửa chữa với quy trình chuyên nghiệp, chuẩn hóa quốc tế.

Bên cạnh việc chăm sóc kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật cho thang máy, GamaLift còn có các hướng dẫn đầy đủ, chi tiết nhất cho Khách hàng về cách đi thang máy an toàn, phương pháp theo dõi, chăm sóc thang máy thường xuyên để nó luôn vận hành chính xác, bền bỉ.

Với hơn 40 trạm dịch vụ trên cả nước, GamaLift có thể hỗ trợ Khách hàng chỉ trong vòng 2 giờ.

Hãy cùng trải nghiệm dịch vụ của Gama Service qua video này:

Có thể nói, việc hiểu rõ các tính năng của thang máy và nguyên tắc vận hành chính xác, an toàn tuy đơn giản nhưng rất quan trọng với mỗi người sử dụng. Để được hướng dẫn thêm về các tính năng của thang máy gia đình, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.

 

DỊCH VỤ THANG MÁY 2 GIỜ !

Gama Service phục vụ Khách hàng với thời gian nhanh nhất

Hotline: 18009481Gửi yêu cầu Tư vấn