Thang máy cho nhà ở gia đình vừa là thiết bị nội thất cao cấp, vừa liên quan đến sự an toàn của người sử dụng. Do đó, GamaLift sẽ giúp bạn so sánh các loại thang máy về vị trí lắp đặt, công nghệ vận hành, tính năng, chi phí đầu tư để đánh giá thang máy gia đình loại nào tốt, cũng như cách đánh giá nhà cung cấp dịch vụ thang máy uy tín. Đây chắc chắn sẽ là những thông tin hữu ích cho mọi người khi tìm hiểu và lựa chọn thang máy gia đình.
Các nội dung chính:
- Thang máy gia đình và ứng dụng
- So sánh thông số kỹ thuật của 5 loại thang máy gia đình phổ biến
- Những tính năng đảm bảo an toàn thường có ở thang máy gia đình
- Vị trí lắp đặt thang máy gia đình
- Mức giá bán thang máy gia đình là bao nhiêu
- Tìm hiểu sự ưu việt 2 loại thang máy gia đình cao cấp, nhập khẩu từ Châu Âu
- Cách tính các thông số kỹ thuật cơ bản của thang máy gia đình
- Cách chọn nhà cung cấp thang máy gia đình tin cậy
- Một số công trình nhà lắp đặt thang máy gia đình đẹp
- Câu hỏi thường gặp về thang máy gia đình
Sau đây là chi tiết:
1. Thang máy gia đình là gì, dùng cho kiểu nhà nào?
Thang máy gia đình
Thang máy gia đình được định nghĩa theo QCVN 32:2018/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình do Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội ban hành. Theo đó, “Thang máy gia đình là thang máy điện được điều khiển tự động, lắp đặt cố định, chỉ sử dụng để vận chuyển người, phục vụ những tầng dừng xác định, được dẫn hướng theo phương thẳng đứng hoặc theo phương lệch với phương thẳng đứng một góc tối đa 15°, với kích thước sàn cabin, vận tốc định mức và hành trình nâng như sau:
-
Vận tốc định mức của cabin thang máy không vượt quá 0,3m/s.
-
Diện tích hữu ích sàn cabin không lớn hơn 1,6 m và kích thước các cạnh của sàn cabin không nhỏ hơn 0,6 m.
-
Hành trình nâng của cabin không lớn hơn 15 m”
Kiểu nhà phù hợp dùng thang máy gia đình
Trong thực tế, thang máy gia đình sử dụng tại Việt Nam chủ yếu có kích thước nhỏ sức chứa cabin từ 2-6 người, tải trọng thấp từ 200-500kg. Do đó loại thang máy này sử dụng tốt trong các loại hình nhà ở gia đình như: nhà ống, nhà phố, biệt thự.
- Nhà biệt thự:
Nhà biệt thự có diện tích rộng, ít nhất cũng từ 150m2/1 sàn trở lên, chiều cao 2-3,5 tầng. Thang máy gia đình lắp cho nhà biệt thự không chỉ giải quyết nhu cầu đi lại mà còn có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ, độc đáo và sang trọng tương xứng với giá trị căn nhà và mức sống của gia chủ.
- Nhà ống:
Các căn nhà có thiết kế hình trụ đơn giản, đồng dạng từ dưới lên trên. Chiều cao trung bình của nhà ống có thể lên đến 5 tầng đối với mục đích để ở gia đình. Với những căn nhà ống xây kết hợp để ở và kinh doanh thì có thể cao tới 6, 7 tầng.
- Nhà phố:
Là kiểu nhà ống xây liền kề nhau, chỉ có 1 mặt trước là mặt thoáng, hầu hết có diện tích dưới 100m2, mặt tiền hẹp chỉ từ 3-5m. Cầu thang bộ của các căn nhà phố hầu như rất nhỏ và khó cải tạo do không gian hẹp. Lắp thang máy gia đình cho nhà phố giải quyết được nhược điểm của cầu thang bộ, gia tăng được chiều cao nhà, do đó tăng hiệu quả sử dụng trên cùng một diện tích.
2. So sánh đặc tính kỹ thuật của các loại thang máy gia đình
Là dòng thang máy cỡ nhỏ dùng cho nhà ở gia đình, thang máy gia đình thường được phân loại theo công nghệ truyền động. Các loại thang máy dành cho gia đình phổ biến trên thị trường hiện nay chia làm loại công nghệ truyền động là cáp kéo, thủy lực, trục vít, khí nén (chân không). Mỗi một công nghệ lại có những ưu, nhược điểm riêng, bảng so sánh dưới đây trình bày chi tiết hơn về thông số kỹ thuật của các kiểu thang máy này:
*Chú thích các loại thang máy: Thang máy MR (Machine Room) - thang máy cáp kéo có phòng máy. Thang máy MRL (Machine Room Less) - thang máy cáp kéo không phòng máy.
Căn cứ vào đặc tính của các loại thang máy trong bảng trên cùng với nhu cầu, thực tế địa hình, kỹ thuật,… người sử dụng có thể lựa chọn lắp đặt loại thang máy gia đình có thiết kế phù hợp với căn nhà của mình:
- Nếu diện tích nhỏ hơn 1m2, công nghệ thuỷ lực và công nghệ chân không là 2 lựa chọn tối ưu cho thang máy gia đình nhà bạn.
- Nếu chiều sâu hố PIT nhỏ hơn hoặc bằng 15cm; OH nhỏ hơn hoặc bằng 260cm thì bạn có 3 lựa chọn là công nghệ thuỷ lực, trục vít và chân không.
- Tốc độ: Thang máy sử dụng cho gia đình không cần thiết tốc độ lớn, cộng thêm những gia đình có người bệnh, người già trẻ nhỏ thì tốc độ trung bình tạo cảm giác di chuyển êm ái lại càng được ưu tiên. Khi đó, thang máy cáp kéo không phòng máy (với giới hạn tốc độ ở mức 0.3-0.6m/s), thang máy thủy lực (tốc độ 0.3-0,6m/s) phù hợp cho nhà 3-6 tầng hoặc thang máy trục vít (tốc độ 0.15 m/s) phù hợp cho nhà 2-3 tầng. Còn đối với các công trình nhà ở có tần suất sử dụng nhiều (công trình nhà ở dùng cho mục đích buôn bán, làm nhà cho thuê, khách sạn,...) thì có thể lựa chọn thang máy cáp kéo với tốc độ đạt từ 1m/s trở lên.
- Nếu vừa muốn đạt được hiệu quả về tốc độ, vừa khắc phục được giới hạn về chiều cao xây dựng thì thang máy cáp kéo không phòng máy (Machine Room Less - MRL) là một lựa chọn tốt.
- Chiều cao hành trình tương quan với tần suất sử dụng: Số lần khởi động/giờ cho phép của các loại thang máy thủy lực, chân không, trục vít thấp nên chỉ phù hợp với nhà riêng hoặc cửa hàng kinh doanh có số điểm dừng tầng (~ số tầng) thấp.
Tùy theo thiết kế của từng công trình, nhu cầu sử dụng và mức tài chính của bạn để chọn công nghệ thang máy gia đình nào tốt nhất cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn cần trợ giúp, hãy liên hệ với các chuyên gia tư vấn kỹ thuật của GamaLift để được tư vấn các phương án thiết kế thang máy tối ưu hơn.
Độ bền thang máy - một yếu tố để đánh giá thang máy gia đình loại nào tốt
Chắc hẳn khi đánh giá thang máy gia đình loại nào tốt thì độ bền là một yếu tố quan trọng mà nhiều người quan tâm. Có nhiều công nghệ vận hành ứng dụng cho các kiểu thang máy khác nhau, do đó sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị. Độ bền hay tuổi thọ của các loại thang máy gia đình có nhiều khác biệt tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm ban đầu và quá trình sử dụng, quy trình bảo trì, bảo dưỡng. Theo kinh nghiệm và các thống kê, tuổi thọ của thang máy theo từng loại công nghệ như sau:
- Thang máy thủy lực: Trên 15 năm
- Thang máy cáp kéo: Trên 10 năm
- Thang máy trục vít: Trên 10 năm
- Thang máy chân không: Trên 5 năm
Để đảm bảo độ bền của thang máy gia đình, cần sử dụng đúng cách và ưu tiên sử dụng dịch vụ bảo trì định kỳ, nhờ đó thời gian sử dụng có thể kéo dài hơn nhiều so với tuổi thọ ước tính.
3. Những tính năng đảm bảo an toàn thường có ở thang máy gia đình
Thang máy nói chung và Thang máy gia đình nói riêng là một thiết bị vận tải phức tạp về công nghệ và kỹ thuật, chính vì vậy cũng tiềm ẩn một số nguy cơ về an toàn thang máy. Ngoài cơ cấu phanh, điều tốc để giữ cho thang máy luôn di chuyển an toàn thì thang máy gia đình cũng cần được trang bị các tính năng về cứu hộ cho các tình huống khẩn cấp, đặc biệt với các tình huống người già, trẻ em ở nhà một mình sử dụng thang. Một số tính năng an toàn bắt buộc cần trang bị cho thang máy gia đình như:
- ARD: Bộ cứu hộ tự động ARD (Automatic Rescue Device). Bộ cứu hộ này vận hành trong trường hợp mất điện, bộ cứu hộ tự động sẽ sử dụng nguồn điện dự trữ đưa thang về tầng gần nhất để người dùng có thể thoát ra ngoài. [Xem chi tiết]
- SRS: Hệ thống tự cứu hộ (Self Rescue System). Tính năng này hoạt động khi gặp sự cố mất điện, bộ cứu hộ tự động ARD hỏng, bạn chỉ cần ấn vào nút màu đỏ trên màn hình, thang sẽ tự động di chuyển về tầng gần nhất và mở cửa để người dùng bước ra ngoài. Tính năng này giúp bạn an tâm, chủ động trong các tình huống xảy ra khi di chuyển bằng thang máy.
- Emcall: Hệ thống liên lạc Emcall. Hệ thống này hoạt động như sau: Khi có sự cố xảy ra, người dùng chỉ cần ấn vào nút màu vàng trên bảng điều khiển, thang máy sẽ tự động kích hoạt, thực hiện tuần tự cuộc gọi đến 5 số điện thoại được cài đặt từ trước (số của kỹ thuật viên và người thân trong gia đình) cho đến khi điện thoại được kết nối. Ngoài ra, hệ thống Emcall còn thực hiện báo lỗi về trung tâm điều khiển, giúp các kỹ thuật viên nắm được tình huống, phát hiện và xử lý lỗi kịp thời. Đây có thể coi là lớp cứu hộ thứ 3 trong thang máy gia đình, không để xảy ra những sự cố thương tâm và tránh cho hành khách hoảng loạn khi bị nhốt trong thang. [Xem chi tiết]
- Công nghệ an toàn cửa thang máy: Đây là công nghệ vô cùng quan trọng bởi liên quan trực tiếp đến an toàn sử dụng thang máy, có đến hơn 40% tai nạn thang máy có liên quan đến cửa thang máy. Hiện nay, có 2 thiết bị an toàn cửa thang máy như sau:
+ Thanh an toàn (safety shoe): Về cơ bản, đây là một công tắc chạy theo chiều dọc của cửa, được kích hoạt khi tiếp xúc với vật cản. Kích hoạt công tắc (còn được gọi là đệm cửa hoặc cản cửa) báo hiệu cửa mở lại. Điểm mấu chốt của các cạnh cơ học là chúng dựa vào động năng để hoạt động, tức là chúng phải tác động vào vật cản thì công tắc mới được kích hoạt. Ưu điểm của thanh an toàn là cơ chế đơn giản (ít xảy ra lỗi hơn), không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên nhược điểm nhiều hơn bởi vật cản cần lực tác động đủ lớn để đẩy thanh nhôm chạm công tắc điểm thì cửa mới mở. Có thể không hiệu quả với tình huống vật cản là chất liệu mềm như quần áo, dây,… khiến cửa thang máy vẫn đóng mà mắc theo quần áo, lôi người theo đường di chuyển của cabin. Ngoài ra việc cửa thang sẽ liên tục đóng – mở cho đến khi vật cản được loại bỏ, điều này gây hao phí điện năng cho hoạt động đóng mở cửa vì thanh an toàn chỉ kích hoạt hoạt động khi tiếp xúc trực tiếp với vật cản.
+ Mành hồng ngoại (photocell): Mành hồng ngoại sử dụng quang học hồng ngoại để tạo ra một bức màn ánh sáng bao phủ toàn bộ cửa một cách hiệu quả và đảm bảo việc phát hiện vật cản. Ưu điểm của mành hồng ngoại là công nghệ hiện đại, độ nhạy cao, mức độ an toàn cao hơn. Tuy nhiên vẫn có nhược điểm là dễ xảy ra lỗi do người sử dụng hoặc hệ thống điện có vấn đề và chi phí đầu tư ban đầu cao hơn.
+ Tích hợp mành hồng ngoại và thanh an toàn – tối ưu cấp độ bảo vệ: Đây cũng là công nghệ an toàn cửa thang máy đang được ứng dụng với thang máy GamaLift. Với sự kết hợp này, các nhược điểm về công nghệ của thanh an toàn và mành hồng ngoại đều được hạn chế tối đa, ngoại trừ việc chi phí đầu tư ban đầu cao hơn không đáng kể.
Ngoài các công nghệ an toàn kể trên, còn có các tính năng tùy chọn nên được trang bị thêm cho cabin thang máy nhằm gia tăng mức độ an toàn như:
- SWS: Hệ thống cảnh báo đột quỵ SWS (Stroke Warning System) tự kích hoạt khi có người bị kẹt trong cabin thang máy bị mất ý thức (đột quỵ, ngất,..). SWS sẽ gửi tin nhắn đến trung tâm dịch vụ của GamaLift để cứu hộ kịp thời. Tính năng này phát huy tính hữu dụng trong trường hợp người dùng bị mất ý thức, không thể thực hiện bất cứ thao tác nào để tự thoát hiểm hay gọi cứu hộ cho mình. Như vậy, thang máy gia đình đóng vai trò là người giám sát, chủ động phát hiện và thông báo kịp thời để hỗ trợ người dùng.
- FDS: Hệ thống cảnh báo ngập nước FDS (Flood Detection System). Hệ thống này hoạt động theo nguyên lý: Khi có nước bị rò rỉ hoặc khách hàng quên không khóa van nước làm nước tràn vào thang máy thì hệ thống FDS sẽ cảnh báo đến khách hàng bằng tin nhắn điện thoại. Đồng thời cabin thang máy từ tầng thấp sẽ tự động di chuyển lên tầng cao hơn để tránh ngập nước, gây ra chập điện, rò rỉ điện. Khi lắp đặt thang máy gia đình ở vị trí thấp, tầng hầm hoặc khó thoát nước thì chức năng này đóng vai trò quan trọng.
- Công nghệ diệt khuẩn bằng tia cực tím: Công nghệ này dùng để khử khuẩn cabin thang máy đặc biệt hữu dụng với các gia đình có người ốm hoặc nhằm đề phòng các nguy cơ bệnh dịch hiện nay.
4. Vị trí lắp đặt thang máy gia đình
Đối với một công trình xây dựng, thang máy có thể lắp đặt bên trong hay bên ngoài. Vậy với thang máy gia đình thì sao? GamaLift xin giới thiệu 5 vị trí thường dùng để lắp đặt thang máy gia đình như sau:
- Thang máy trong lòng cầu thang bộ: Thang máy lắp đặt tại vị trí trong lòng cầu thang bộ là lựa chọn lý tưởng, giúp tận dụng tối ưu không gian. Đồng thời, phương án này cũng gia tăng an toàn khi loại bỏ được khoảng trống nguy hiểm, tùy theo thiết kế có thể thay thế cả phần tay vịn cầu thang, giúp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Với công trình nhà cải tạo muốn lắp thêm thang máy, đây cũng là vị trí đắc địa để giảm thiểu không gian cần phá dỡ. Giải pháp tối ưu cho nhà cải tạo với thiết kế thang bộ có khoảng giếng trời cho phép.
- Thang máy lắp đặt cạnh thang bộ: Đây cũng là thiết kế kiến trúc phổ biến khi thang máy và thang bộ nằm cùng một vị trí trong nhà, phù hợp với các công trình nhà ống, nhà phố, nhất là đối với những công trình hẹp về chiều ngang nhưng có chiều sâu lớn. Với cách lắp đặt thang máy cạnh cầu thang bộ sẽ giúp cho thiết kế nội thất căn nhà vẫn giữ lại được giếng trời cho cầu thang bộ, giúp không gian ngôi nhà thông thoáng và có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.
- Thang máy được lắp đặt ở góc nhà: Thiết kế này đảm bảo không gian chính của ngôi nhà không bị chia cắt, phù hợp với nhà sử dụng không gian phía trước cho các hoạt động kinh doanh, cho thuê văn phòng, gara ô tô,…
- Thang máy được đặt chính giữa nhà: lắp đặt thang máy ở chính giữa ngôi nhà sẽ phát huy tối đa công năng sử dụng của các phòng ở mỗi tầng, đồng thời thang máy trở thành điểm nhấn cho không gian, tôn lên sự sang trọng của kiến trúc. Khoảng cách di chuyển từ thang máy đến các phòng đạt hiệu quả tối ưu nhất.
- Thang máy kính đặt ngoài trời: Thiết kế thang máy gia đình vách kính đặt ngoài trời đang là xu thế của các ngôi nhà hiện đại có diện tích sân vườn lớn và có góc view đẹp, đồng thời tiết kiệm không gian nội thất. Có thể ứng dụng cho cả nhà cải tạo và xây mới. Xem đầy đủ ưu điểm và các giải pháp lắp đặt thang máy kính gia đình
5. Mức giá bán thang máy gia đình là bao nhiêu?
Mức giá thang máy gia đình phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ chốt như kích thước và chiều cao, số điểm dừng, yếu tố liên quan đến thiết kế thẩm mỹ, các công nghệ đặc biệt,... cũng như nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Giá bán thang máy gia đình tại Việt Nam chia ra nhiều mức độ. Ở tầm thấp, giá bán cho một thang máy giá rẻ có thể trong khoảng 400 - 600 triệu đồng - là các loại thang máy có nhiều thành phần linh kiện sản xuất tại Trung Quốc và sử dụng nhiều chi tiết gia công tại Việt Nam. Cũng có một số đơn vị chào hàng với mức giá rẻ hơn như 250 triệu - 300 triệu đồng, tuy nhiên đây là mức giá được nhận định là quá thấp so với chi phí nguyên vật liệu, sản xuất. Điều này mang đến nguy cơ thang máy bị lắp ghép từ thang máy cũ hoặc trộn lẫn nguồn nguyên liệu, thậm chí là các doanh nghiệp bán hàng “bất chấp” giá rồi trục lợi từ bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa thay thế linh kiện sau đó.
Từ mức giá 600 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng là các dòng thang máy lắp ráp của các hãng thang máy của Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc sử dụng linh kiện thiết bị của chính hãng sản xuất tại các nhà máy khác nhau.
Đối với sản phẩm thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc từ Châu Âu thì mức giá thường từ 1 tỷ đồng trở lên do được sản xuất với các tiêu chuẩn cao cấp, đạt được độ sang trọng cho sản phẩm và có độ bền cao.
Dưới đây, chúng tôi xin trích dẫn bảng Báo giá thang máy gia đình của hãng Orona (sản xuất tại Tây Ban Nha), sử dụng công nghệ thang máy không phòng máy, cửa thang máy 2 cánh tự động bằng inox sọc nhuyễn:
Số tầng (điểm dừng tầng) |
Tải trọng 320kg | Tải trọng 400kg |
3 | 1.240.000.000 VND | 1.261.000.000 VND |
4 | 1.289.000.000 VND | 1.312.000.000 VND |
5 | 1.339.000.000 VND | 1.363.000.000 VND |
6 | 1.388.000.000 VND | 1.414.000.000 VND |
Do thang máy có nhiều mức chất lượng và giá bán khác nhau. Do đó, để có thể tìm mua sản phẩm thang máy có chất lượng tốt thì trước hết, bạn cần lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm uy tín, có trách nhiệm vì lợi ích của khách hàng. Khi lựa chọn được đơn vị cung cấp sản phẩm chất lượng, họ sẽ đề xuất các phương án phù hợp với các yêu cầu và điều kiện thực tế của ngôi nhà, từ đó có các gợi ý tham khảo hợp lý nhất để bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn giải pháp thang máy phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Xem thêm 7 yếu tố quyết định giá Thang máy gia đình
6. Tìm hiểu 2 loại thang máy gia đình của GamaLift
Tại Việt Nam, GamaLift cung cấp 2 loại thang máy gia đình nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, bao gồm thang máy gia đình không phòng máy và thang máy gia đình thủy lực. Thang máy không phòng máy nổi bật với thiết kế tiết kiệm không gian, tốc độ nhanh, không bị giới hạn chiều cao. Trong khi thang máy thủy lực được ưa chuộng nhờ thiết kế sang trọng và khả năng thích nghi tốt với nhiều kiểu không gian kiến trúc.
6.1- Thang máy gia đình không phòng máy - Orona (Tây Ban Nha)
Tiêu biểu cho dòng thang máy gia đình không phòng máy (công nghệ cáp kéo) là Orona Homelift.
Thông số kỹ thuật
- Nguồn điện 1 pha
- Số điểm dừng: Thiết lập được tối đa 7 điểm dừng (7 tầng), tương đương các công trình cao 20m
- Tải trọng / Sức chứa: 225kg (3 người) / 320kg (4 người) / 400kg (5 người)
- Tốc độ vận hành thang máy 0.3m/s
- Cửa thang máy: Cửa tự động 2 cánh, độ rộng 700/800/900mm. Tùy chọn 1-2 lối vào
- Chiều cao cabin: 2000mm - 2200mm
Tính năng nổi bật
-
Máy kéo không hộp số từ tính vĩnh cửu: hiệu suất cao, không cần làm phòng máy
- Hệ điều khiển thế hệ mới ARCA 3, tối ưu di chuyển, chế độ nghỉ thông minh tiết kiệm điện
- ARD - tính năng đảm bảo an toàn cứu hộ khi mất điện; Em-Call - liên lạc 2 chiều từ cabin với trung tâm cứu hộ
- Công nghệ lọc không khí Nanoe™X cao cấp và vật liệu kháng khuẩn
- Hệ thống đảm bảo an toàn khi bảo trì, sửa chữa: PAC, DSM, MBM, CSM, UCMP.
Và nhiều tính năng ưu việt khác của thang máy Orona mà bạn có thể tìm hiểu thêm.
Đối tượng sử dụng
Các loại thang máy gia đình không phòng máy công nghệ cáp kéo không bị giới hạn bởi chiều cao hành trình, có thể lắp đặt được cho các công trình nhà ở gia đình có chiều cao lên đến 8 tầng. Thang máy không phòng máy giúp tối ưu diện tích, giảm chi phí xây dựng và tối ưu hóa chiều cao sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng trong các công trình có kết cấu phức tạp.
Nếu có kế hoạch nâng cấp chiều cao của căn nhà trong tương lai thì ngay từ đầu, thang máy gia đình không phòng máy sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Bởi các công nghệ thang máy khác như thủy lực hay trục vít muốn nâng cấp chiều cao sẽ phải thay thế gần như toàn bộ rất tốn kém.
6.2- Thang máy gia đình thủy lực - Lotus (Italia)
Thông số kỹ thuật
- Nguồn điện 1 pha
- Số điểm dừng: Thiết lập được tối đa 7 điểm dừng (7 tầng), tương đương các công trình cao 20m
- Tải trọng (Sức chứa): 300kg (4 người) / 450kg (6 người)
- Tốc độ vận hành thang máy 0.3-0.6m/s
- Cửa thang máy: Cửa 1 cánh mở tay / hoặc tự động 2 cánh, độ rộng 700/800/950mm. Tùy chọn 1-2 lối vào
- Chiều cao cabin: 2000mm - 2200mm
Tính năng nổi bật
- Tính năng ưu việt, cấp độ an toàn cao với 4 lớp tự động cứu hộ: Hệ thống cứu hộ tự động ARD, liên lạc khẩn cấp từ cabin EMCALL, Hệ thống cảnh báo ngập nước FDS, Hệ thống kiểm soát lối vào thông minh SES (Smart Entry System), Người dùng tự cứu hộ SRS (chỉ có ở thang máy thủy lực cao cấp như Lotus),... nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối cho người dùng.
- Tốc độ di chuyển nhanh chóng: tốc độ của thang máy thủy lực đạt từ 0.3 - 0.6m/s nhanh gấp 4 lần so với tốc độ 0.15m/s trước đây. Tốc độ này vừa đáp ứng được các yêu cầu đi lại thuận tiện, nhanh chóng của con người, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối với mọi thành viên gia đình.
- Vận hành êm ái: di chuyển của pittong thủy lực rất êm, độ ồn của thang thủy lực dao động khoảng từ 40dB - 48dB.
- Đa dạng thiết kế: Khi khách hàng lựa chọn lắp đặt thang máy thủy lực ở đơn vị uy tín, chiếc thang của bạn sẽ được “may đo” riêng biệt. Ngoài ra, bạn có thể tự do lựa chọn từ chất liệu thang như da, gỗ, sợi carbon, đá quý,… cho đến hình dáng, kiến trúc của thang.
Đối tượng sử dụng
Đối tượng khách hàng của thang máy gia đình thủy lực là các gia chủ sở hữu nhà biệt thự, nhà ống, nhà phố cao cấp hoặc nhà cải tạo, mong muốn một thang máy thể hiện được sự sang trọng và đẳng cấp. Loại thang máy này đặc biệt phù hợp với các công trình nhà ở có chiều cao lên đến 5 tầng, yêu cầu vận hành êm ái và phong cách thiết kế tinh tế. Trong các nhà biệt thự và nhà phố yêu cầu tính thẩm mỹ cao, thang máy thủy lực mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa tiện nghi và vẻ đẹp hiện đại, dễ dàng tùy biến để hài hòa với không gian nội thất. Đối với nhà cải tạo, thang máy thủy lực là giải pháp linh hoạt, có thể lắp đặt ở các vị trí không gian hạn chế mà vẫn đáp ứng được yêu cầu về hiệu năng và độ an toàn.
Ứng dụng thực tế hiệu quả cao của thang máy gia đình Lotus có thể thấy được qua dự án lắp thang máy gia đình tại TPHCM của chúng tôi.
7. Cách tính các thông số cơ bản của thang máy gia đình
Tải trọng, tốc độ, kiểu cửa, và số điểm dừng tầng là các yếu tố cơ bản cần tính toán để đảm bảo cho hiệu suất và sự tiện dụng của thang máy gia đình.
Số điểm dừng tầng thang máy
Đây là số điểm mà thang máy có thể dừng trong suốt hành trình di chuyển của nó. Thông thường, số điểm dừng bằng với số tầng của căn nhà, nhưng có nhiều trường hợp, 2 thông số này khác nhau. Chẳng hạn, nhà cao 5 tầng trong đó có 1 tầng hầm, mà bạn chỉ muốn lắp thang máy từ tầng trệt (tầng 1) đến tầng 5 thì số điểm dừng thang máy chỉ có 4. Hay trường hợp khác, nhà cao 5 tầng nhưng nền nhà lại cao hơn sân khá nhiều, thang máy lắp ngoài trời thì bạn nên bổ sung thêm 1 điểm dừng để đi từ sân lên đến sàn nhà chính.
Tải trọng định mức và sức chứa cabin
Theo Chuyên gia Hoa Văn Ngũ – Nguyên trưởng ban kỹ thuật thang máy, thang cuốn Việt Nam thì tải trọng tối thiểu cho 1 người là 100 kg. Cabin nhỏ nhất dành cho 2 người có tải trọng 180 kg, và mỗi người tăng thêm thì tính thêm 75 kg. Vì vậy, ta có thể ước tính sức chứa cabin thang máy như sau:
Số người = Tải trọng định mức / 75
Từ công thức trên, có thể diễn giải sức chứa cabin, tương ứng với mức diện tích sàn cabin cần thiết, theo bảng sau:
Tải trọng định mức (kg) | Sức chứa (người) | Sàn cabin min (m²) | Sàn cabin max (m²) |
---|---|---|---|
100 | 1 | 0.28 | 0.37 |
180 | 2 | 0.40 | 0.58 |
225 | 3 | 0.60 | 0.70 |
300 | 4 | 0.79 | 0.90 |
400 | 5 | 0.98 | 1.17 |
450 | 6 | 1.17 | 1.30 |
525 | 7 | 1.31 | 1.45 |
630 | 8 | 1.45 | 1.66 |
675 | 9 | 1.59 | 1.75 |
Tốc độ và hành trình phù hợp với chiều cao công trình
Thang máy gia đình có tốc độ vận hành 0.15-0.3 m/s, phù hợp với hành trình dưới 15 m tương đương 5 tầng. Tuy nhiên, hiện nay, nhà ở gia đình nhất là dạng nhà ống, nhà phố có nhiều nhà xây dựng lên đến 6,7 tầng để vừa ở vừa kết hợp kinh doannh. Các công trình dạng này có thể chọn tốc độ cao hơn, như 0,6 m/s (dùng thang máy cáp kéo, thang máy thủy lực) hoặc 1 m/s (dùng thang máy cáp kéo).
Cũng theo chuyên gia Hoa Văn Ngũ, tốc độ thang máy có thể xác định dựa vào công thức sau:
V = H / T
Trong đó:
- V (đơn vị: m/s): tốc độ thang máy
- H (đơn vị: m): hành trình thang máy, là độ cao được tính từ mức sàn cabin thấp nhất đến mức sàn cabin ở tầng cao nhất của căn nhà.
- T (đơn vị: s): thời gian cần thiết để di chuyển hết hành trình thang máy, thường từ 20-30 giây tùy chiều cao nhà.
Chọn cửa thang máy
Một yếu tố không kém phần quan trọng là cửa thang máy vì nó ảnh hưởng đến tính tiện dụng của thang máy, nhưng mặt khác, nó có thể bị giới hạn bởi kích thước lắp đặt thang máy. Cửa thang máy mở tự động luôn tiện lợi hơn so với loại cửa mở tay.
Các kiểu cửa thang máy phổ biến
Việc lựa chọn kiểu cửa và bề rộng cửa đóng vai trò quyết định trong việc xác định kích thước chiều rộng mặt cắt ngang giếng thang. Cửa thang máy (bao gồm cả cửa cabin và cửa tầng) thường sử dụng cho thang máy nhà ở tư nhân có các kiểu sau:
- Cửa thang máy mở tự động:
- Cửa tự động mở chính giữa (CO): Cửa mở tâm, lùa ngang về hai phía, mỗi phía có thể có từ 1-2 cánh cửa.
- Cửa tự động mở lùa về một phía, thang máy gia đình có kích cỡ nhỏ nên thường chỉ cần dùng đến 2 cánh.
- Cửa thang máy mở tay kiểu bản lề: Một cánh hoặc hai cánh bản lề, hầu hết loại cửa này được mở bằng tay, không tiện dụng như cửa tự động, bù lại, nó có thể dùng được cho các loại thang máy mini cỡ nhỏ mà cửa tự động không thể lắp được.
Yếu tố cần chú ý khi tính toán chiều rộng thông thủy của cửa thang máy
-
Đảm bảo số người chứa trong cabin có thể rời khỏi thang nhanh chóng và dễ dàng.
-
Đối với thang máy công cộng thì cửa thang máy cần có đủ chiều rộng (ít nhất 80cm) để người sử dụng xe lăn có thể di chuyển vào và ra cabin dễ dàng. Nhưng đối với thang máy gia đình, nếu như không có nhu cầu sử dụng xe lăn thì không nhất thiết phải thiết kế cửa thang máy đáp ứng tiêu chí này.
Việc chọn đúng kiểu cửa và bề rộng cửa không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn quyết định đến khả năng vận hành thuận tiện và an toàn của thang máy. Tất nhiên, tùy từng trường hợp kiến trúc và mục đích sử dụng của căn nhà mà bạn có thể ưu tiên tính tiện dụng (cửa tự động) hay tiết kiệm diện tích (cửa mở tay).
Xem thêm Thang máy cho nhà ở tư nhân từ Tạp chí Thang máy
8. Cách chọn nhà cung cấp thang máy gia đình tốt
Để có được một chiếc thang máy gia đình tốt, việc tìm kiếm và lựa chọn một công ty thang máy cung cấp sản phẩm cũng rất quan trọng. Một số tiêu chí cần cân nhắc:
- Năng lực thâm niên, năng lực hiện trường: Năng lực thâm niên được thể hiện qua số năm có mặt trên thị trường, đây có thể coi là một thước đo độ uy tín tương đối để đánh giá các công ty thang máy. Ngoài ra, năng lực hiện trường - khả năng tiếp cận dịch vụ và xử lý các tình huống kỹ thuật cũng rất quan trọng bởi thang máy gia đình là sản phẩm liên quan đến an toàn, quá trình vận hành có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố bất thường. Mạng lưới văn phòng (liên quan đến đội ngũ nhân lực và khoảng thời gian tiếp cận hiện trường), thời gian cam kết có mặt để xử lý sự cố,… mà mỗi công ty công bố trong chính sách dịch vụ của mình chính là các căn cứ để xem xét về năng lực hiện trường của doanh nghiệp đó.
- Năng lực nhân sự: Số lượng và trình độ nhân sự được coi là những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ của một công ty thang máy. Chính vì vậy, nhân sự cần được đào tạo bài bản, được cấp các chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề, và có “profile” minh bạch.
- Năng lực tài chính: Muốn thang máy có tuổi thọ dài cần đảm bảo có dịch vụ tốt, ổn định. Một doanh nghiệp có năng lực tài chính ổn định sẽ chủ động trong các tình huống bất ngờ về sản phẩm, hợp đồng,... cũng như tránh khả năng “bốc hơi” khỏi thị trường, bỏ ngỏ các vấn đề về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.
- Năng lực đối tác: Uy tín của nhà cung cấp, sản xuất,… là các đối tác của doanh nghiệp cung cấp thang máy cũng phản ánh năng lực của chính công ty đó. Nhà sản xuất gốc có uy tín về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, về khả năng phát triển bền vững,... sẽ đảm bảo bạn nhận được một sản phẩm thang máy gia đình chất lượng tốt và khả năng có thể thay thế linh kiện trong tương lai khi cần.
- Năng lực thực tế: Bạn có thể kiểm tra năng lực thực tế của một công ty thang máy bằng cách tham quan showroom trưng bày sản phẩm, các công trình đã lắp đặt thang máy của họ, trao đổi với các khách hàng cũ để kiểm chứng thông tin về chất lượng sản phẩm, về uy tín khi thực hiện dịch vụ như lắp đặt, bảo hành, bảo trì của đơn vị này. Đây cũng là cách đề phòng công ty thang máy nào đó cung cấp hồ sơ năng lực “ảo”, không đáp ứng đúng các cam kết với khách hàng.
- Năng lực sản phẩm, dịch vụ: Không phải tất cả các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thang máy đều đi kèm dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thang máy. Điều này có thể gây khó khăn cho khách hàng khi thang máy là sản phẩm bắt buộc được bảo trì định kỳ tối thiểu 3 tháng một lần (theo QCVN 32:2018/BLĐTBXH), ngoài ra cũng liên quan đến việc sửa chữa, thay thế linh kiện khi cần thiết. Chính vì vậy, việc lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm có kèm theo dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng là cần thiết và nên là công ty thang máy có dịch vụ chất lượng cao, phù hợp về mức chi phí. “Phù hợp” ở đây không có nghĩa là rẻ bởi lẽ đương nhiên giá thành đi liền với chất lượng, dù sao thang máy gia đình cũng là sản phẩm có đặc thù liên quan đến an toàn kỹ thuật nên một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng vẫn nên là lựa chọn ưu tiên.
Tìm hiểu thêm về Gama Service - Dịch vụ cao cấp của GamaLift
9. Một số hình ảnh thực tế về thang máy gia đình từ GamaLift
Xem thêm Bảo trì thang máy tại Hà Nội
Là nhà cung cấp dịch vụ về thang máy cao cấp tại Việt Nam, Công ty thang máy GamaLift mang đến cho bạn giải pháp toàn diện và tối ưu nhất về lắp đặt, bảo trì cũng như sửa chữa - nâng cấp thang máy gia đình.
GamaLift cung cấp các công nghệ tốt nhất cho thang máy gia đình hiện nay như thang máy cáp kéo, thang máy không phòng máy - MRL, thang máy thủy lực là những công nghệ có tốc độ nhanh và bền nhất. Có thể đáp ứng mọi nhu cầu về lắp đặt thang máy, từ thang máy mini 300kg - 450kg cho nhà ở dân dụng cho đến thang máy tải khách cho các tòa nhà thương mại. Đồng thời, Khách hàng được thiết kế thang máy theo sở thích để tạo nên những chiếc thang máy đẹp và mang phong cách riêng của chính mình.
Để được tư vấn kỹ lưỡng về các loại thang máy gia đình, thang máy mini hay khảo sát ngay tại công trình tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành, bạn vui lòng liên hệ Hotline 18009406 (nhánh số 3) hoặc gửi yêu cầu tại đây. Bạn sẽ thực sự hài lòng khi đến với GamaLift!
Hãy xem clip sau đây để trải nghiệm một số mẫu thang máy đẹp và cao cấp của GamaLift giúp bạn có thêm thông tin để đánh giá, so sánh các loại thang máy gia đình mà mình quan tâm.
Tiên phong - Chuyên nghiệp - Cao cấp
GamaLift sẵn sàng đồng hành cùng Gia đình bạn !
Hotline: 18009406Gửi yêu cầu Tư vấnCâu hỏi thường gặp về thang máy gia đình và GamaLift
Sau đây là tổng hợp các câu hỏi về thang máy gia đình và tư vấn, giải đáp của GamaLift dành cho Khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu và mua sắm thang máy gia đình
Đây là dòng thang máy gia đình phổ biến nhất, có tốc độ nhanh (0.3m/s cho thang máy gia đình), vận hành tin cậy. Thang máy cáp kéo có thể là loại sử dụng động cơ có hộp số - thang máy cáp kéo có phòng máy (Machine Room) Hoặc sử dụng động cơ không hộp số - thang máy cáp kéo không phòng máy (Machine Room Less) Thang máy cáp kéo thường dùng cho các căn nhà từ 4 tầng trở lên.
Thang máy gia đình kiểu thủy lực:Loại thang máy gia đình này sử dụng kiểu truyền động bằng hệ thống bơm thủy lực và cơ cấu xi-lanh, pít-tông, thang máy thủy lực có ưu điểm là độ ồn thấp, tốc độ khá cao, có thể đạt từ 0.15-0.3m/s. Ngoài ra, thang máy thủy lực cũng không cần làm phòng máy giúp cho việc tiết kiệm không gian xây dựng. Thang máy thủy lực được dùng phổ biến cho mọi loại hình nhà ở gia đình từ 3-6 tầng.
Thang máy gia đình kiểu trục vít:Thang máy trục vít sử dụng động cơ điện gắn vào cabin thang máy để xoay đai ốc xung quanh 1 trục xoắn dọc theo giếng thang để nâng hạ cabin. Tốc độ thang máy trục vít chỉ đạt 0.15m/s. Thang máy trục vít không cần làm phòng máy và hố pit, chạy êm nhưng chi phí thay thế linh kiện cao. Thang máy trục vít thường chỉ sử dụng cho các căn nhà cao từ 2-3 tầng do vấn đề về tốc độ.
Thang máy gia đình kiểu chân không:Đây là công nghệ thang máy sử dụng nguyên lý chênh lệch áp suất bên trên và bên dưới cabin để nâng hạ cabin. Cabin thang máy sẽ di chuyển bên trong 1 giếng thang hình trụ tròn. Động cơ điều chỉnh áp suất đặt ở đỉnh giếng thang, vì vậy, thang máy gia đình kiểu chân không là loại thang máy không cần làm hố pit hay phòng máy. Giống như thang máy gia đình kiểu trục vít, thang máy gia đình kiểu chân không có tốc độ chậm, chỉ đạt 0.15m/s nên chỉ sử dụng cho các căn nhà thấp 2-3 tầng. Một bất lợi khác của dòng thang máy này là giếng thang máy làm bằng vật liệu kính nếu bị nứt vỡ thì không điều chỉnh được áp suất và dừng hoạt động, trong khi các công nghệ thang máy gia đình kiểu cáp kéo, thủy lực hay trục vít thì giếng thang chỉ đóng vai trò bảo vệ, nếu nứt vỡ một phần thì thang máy vẫn có thể hoạt động được bình thường.
Hiện nay, tốc độ của thang máy gia đình ở trong khoảng từ 0.15-0.3m/s với nhiều loại công nghệ thang máy khác nhau. Xem xét các công nghệ thang máy có tốc độ vận hành khác nhau cho 1 căn nhà ống 5 tầng (quãng đường di chuyển của thang máy tương đương 12m), để đi từ tầng 1 đến tầng 5 sẽ mất thời gian tương ứng như sau:
- Thang máy gia đình cáp kéo: tốc độ ở mức 0.3m/s, thời gian di chuyển chỉ mất 40 giây
- Thang máy trục vít: tốc độ 0.15m/s, thời gian di chuyển lên đến 80 giây
- Thang máy chân không: tốc độ 0.15m/s, thời gian di chuyển mất đến 80 giây
- Thang máy thủy lực thông thường: tốc độ 0.15m/s, thời gian di chuyển cũng cần 80 giây.
- Thang máy thủy lực công nghệ mới: tốc độ 0.3m/s, thời gian di chuyển mất 40 giây.
Theo khuyến cáo của GamaLift, đối với các căn nhà có 2-3 tầng thì thang máy tốc độ 0.15m/s là phù hợp. Nhưng đối với các căn nhà ống, nhà phố thường cao từ 4-6 tầng, thậm chí là 7 tầng thì lắp thang máy tốc độ 0.15m/s là chậm, làm mất đi lợi thế của thang máy. Nhất là các căn nhà vừa ở vừa kết hợp kinh doanh, có đông người đi lại thì thang máy tốc độ thấp sẽ gây ra bất cập. Vì vậy, thang máy thủy lực và thang máy cáp kéo tốc độ 0.3m/s sẽ là các loại thang máy nên được sử dụng cho các căn nhà cao trên 3 tầng.
Thời gian trung bình để lắp đặt hoàn thiện 1 bộ thang máy thường kéo dài từ 3-6 tháng. Lý do là bởi việc lắp đặt thang máy trải qua nhiều công đoạn:
- Khảo sát căn nhà để lấy thông số về kích thước, phong cách nội thất, kiến trúc cũng như tìm hiểu nhu cầu của người sử dụng.
- Thiết kế, hiệu chỉnh và chốt giải pháp thang máy phù hợp nhất.
- Sản xuất / Nhập khẩu thiết bị. Đối với thang máy là thiết bị đặc thù được thiết kế, đo đạc theo từng công trình, do đó thường không có sản phẩm hoàn chỉnh nhưng những hàng hóa gia dụng thông thường mà cần sản xuất riêng theo mỗi thiết kế. Thời gian sản xuất, hay nhập khẩu thiết bị này thường kéo dài 2-3 tháng.
- Tập kết thiết bị tại công trình và tiến hành lắp đặt
- Kiểm tra kỹ thuật và kiểm định cấp chứng nhận trước khi bàn giao và đưa thang máy vào sử dụng.
Tuy thời gian lắp đặt kéo dài như vậy nhưng lại rất phù hợp với nhà ở gia đình bởi dù sao khi làm nhà, sửa nhà thì cũng cần có thời gian tương ứng để sửa chữa, xây mới về mặt kiến trúc.
Để thang máy gia đình luôn ở trạng thái vận hành tốt, đảm bảo an toàn, người sử dụng cần chú ý 5 điều sau đây:
Giữ môi trường thông thoáng: thang máy gia đình là hệ thống cơ điện phức tạp, cần giữ môi trường thông thoáng để hệ thống vận hành tốt nhất, nâng cao tuổi thọ thiết bị. Tại Việt Nam, có những khu vực có thời tiết đặc thù thì cần lưu ý hơn, chẳng hạn như miền Bắc có thời tiết nồm ẩm thì cần trang bị thêm máy hút ẩm, miền Nam nắng nóng kéo dài cần che chắn khu vực phòng máy, chống thấm tốt cho hố pít thang máy để tránh bị ngấm nước vào mùa mưa…
Trang bị các tính năng giám sát tình trạng thang máy: có thể trang bị camera và tích hợp các cảm biến giám sát và cảnh báo trong các trường hợp thang máy gặp bất lợi như hỏa hoạn, ngập nước, độ ẩm cao…
Khi đi thang máy: nếu có mang theo vật dụng cồng kềnh thì cần kiểm tra để cửa đóng mở không bị vướng, kẹt; số lượng người và vật dụng đi kèm phải ở trong giới hạn tải trọng cho phép; không để trẻ em đùa bấm chọn liên tục các nút điều khiển chức năng của thang máy; không nô đùa khi đi thang máy để tránh cho cabin thang máy bị rung lắc, va chạm.
Bảo trì thang máy thường xuyên, đúng kỳ hạn: Đây là cách tốt nhất để đảm bảo thang máy vận hành an toàn và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Đối với thang máy gia đình khoảng cách giữa mỗi lần bảo dưỡng không quá 3 tháng, đối với thang máy chung cư, công cộng thì khoảng cách giữa các chu kỳ bảo trì không quá 1 tháng. Nên thay thế đúng kỳ hạn các thiết bị, linh kiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sử dụng quá thời gian có thể gây ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng.
Để Khách hàng tại Hà Nội và các khu vực lân cận có thể tham quan và trải nghiệm các sản phẩm thang máy gia đình một cách thực tế nhất, GamaLift có lắp đặt và trưng bày mẫu thang máy cũng như các mẫu vật liệu, linh kiện, thiết bị dùng cho thang máy gia đình Văn phòng của chúng tôi tại địa chỉ:
số 18 ngõ 647 đường Lạc Long Quân, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Ngoài ra, GamaLift sẽ đưa Khách hàng đi tham quan các căn nhà đã lắp đặt và sử dụng thang máy gia đình của chúng tôi tại Hà Nội nếu Khách hàng có nhu cầu.
Ở Tp Hồ Chí Minh, Chi nhánh của GamaLift có thiết lập một Showroom trưng bày nhiều mẫu thang máy gia đình kiểu cáp kéo có phòng máy và không phòng máy, thang máy gia đình kiểu thủy lực, thang máy gia đình vách kính… tất cả đều là sản phẩm thang máy được sản xuất ở các nước tiên tiến của Châu Âu.
Showroom GamaLift đặt tại C-space Complex, địa chỉ: SR210, 12-13 Đường N1, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ Chi nhánh GamaLift tại TPHCM theo số máy 18009406 để được tư vấn lựa chọn loại thang máy gia đình phù hợp cũng như đi tham quan các địa điểm tại TPHCM đã lắp đặt thang máy gia đình của chúng tôi. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng.
Xem thêm:
Thang máy mini cho nhà ở gia đình