Sổ tay bảo trì thang máy từ GamaLift giúp bạn nắm bắt nhanh những điều cần biết về dấu hiệu, quy trình thực hiện, cách theo dõi và kiểm tra khi bảo dưỡng, bảo trì thang máy của bạn. Nội dung bao gồm:
1. Các dấu hiệu cần bảo trì thang máy ngay
2. Lợi ích của việc bảo trì thang máy theo định kỳ
3. Quy trình thực hiện bảo trì thang máy gia đình tiêu chuẩn
4. Các yếu tố quyết định chất lượng bảo trì, bảo dưỡng thang máy gia đình
5. Chi phí bảo trì thang máy gia đình là bao nhiêu?
6. Những lưu ý khi bảo trì thang máy gia đình nhằm phòng tránh các nguy cơ
7. Địa chỉ cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy gia đình tin cậy
Tìm hiểu Từ A đến Z về thang máy gia đình - thông tin về thang máy gia đình đầy đủ và chi tiết nhất
1. Các dấu hiệu cần bảo trì thang máy ngay
Trong quá trình sử dụng các loại thang máy, bao gồm cả thang máy gia đình, có thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo thang máy vận hành không an toàn. Đây có thể chưa phải là lỗi gây ra hỏng thang máy cần phải sửa chữa mà chỉ cần phải bảo trì để căn chỉnh lại các linh kiện, thành phần của thang máy. Bạn cần phải nhanh chóng tiến hành bảo trì thang máy gia đình trong các trường hợp sau đây.
Thang máy chạy chậm hoặc gây ra tiếng ồn bất thường
Đây là những dấu hiệu cho thấy hệ thống cáp tải thiếu dầu bôi trơn hoặc một trong số các bộ phận của thang máy đang hư hỏng. Ngay khi phát hiện thang máy gia đình bạn có các dấu hiệu này thì nên dừng sử dụng và liên lạc với đơn vị dịch vụ bảo trì thang máy để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục ngay lập tức.
Cabin thang máy có hiện tượng rung lắc hoặc bị hẫng
Rung lắc và trượt nhanh khiến cho người sử dụng có cảm giác bị hẫng, thường xảy khi kết cấu ray dẫn hướng cabin không chuẩn hoặc bộ điều tốc có lỗi. Hiện tượng này thì bạn không nên sử dụng thang máy mà cần thực hiện bảo trì để kiểm tra khắc phục các vấn đề liên quan để sử dụng thang máy an toàn.
Bảng điều khiển mất tín hiệu, các nút ấn không nhạy
Bảng điều khiển thang máy bị mất tín hiệu có thể gây ra việc thang máy hoạt động không đúng ý hoặc không thể hoạt động. Đây là dấu hiệu của hệ thống dây tín hiệu có vấn đề, nguyên nhân có thể do côn trùng, động vật chui vào tủ điện, phòng máy, giếng thang và cắn đứt dây tín hiệu. Hoặc cũng có thể có lỗi từ bo mạch chủ khiến cho nó không xử lý tín hiệu từ bảng gọi. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể tín hiệu bị nhiễu do thợ lắp đặt nguồn dây không cẩn thận. Và việc vệ sinh thang máy không thường xuyên, cẩn thận cũng có thể khiến các nút ấn không nhạy, bảng điều khiển không nhận tín hiệu.
Nếu thấy tín hiệu bảng điều khiển chập chờn hoặc mất tín hiệu, thang máy cần được bảo trì càng sớm càng tốt bởi nếu tiếp tục sử dụng có thể gây ra các lỗi hư hỏng nghiêm trọng hơn, không loại trừ cả khả năng gây ra sự cố cho người sử dụng.
Thang máy dừng tầng không chính xác
Thang máy gia đình dừng tầng không chính xác như khi bạn ấn nút di chuyển từ tầng 1 lên tầng 3 nhưng cabin thang máy đi thẳng lên tầng 5 mà không dừng lại ở tầng 3, hoặc thang máy dừng khi mặt sàn thang máy không bằng với sàn nhà thì đều là các “tín hiệu” cảnh báo rằng thang máy đang có vấn đề liên quan đến các cảm biến hay bộ điều khiển trung tâm.
Lỗi liên quan tới đóng - mở cửa thang máy
Bạn ấn nút mở cửa nhưng cửa thang máy không mở. Nguyên nhân có thể do vật thể lạ lọt vào khe cửa hay hệ thống tín hiệu guốc cửa (door shoe), hệ thống cảm biến hồng ngoại (photocell) bị trục trặc,... là những nguyên nhân gây ra hiện tượng lỗi đóng - mở cửa thang máy (cửa tầng, cửa cabin).
Khi gặp tình huống cửa thang máy bị lỗi đóng mở, bạn có thể tự kiểm tra và loại bỏ vật thể lạ đó nếu có, khi đó cửa sẽ hoạt động lại bình thường và việc sử dụng thang máy có thể tiếp tục bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm được nguyên nhân thì nên liên hệ ngay trung tâm dịch vụ thang máy gia đình để kỹ thuật viên kiểm tra ngay lập tức, tránh tình huống gặp sự cố với thang máy.
Ngoài các dấu hiệu kể trên còn rất nhiều trường hợp bất thường khác trong quá trình sử dụng thang máy. Việc sử dụng thang máy trong các tình huống này mang đến nhiều nguy cơ nguy hiểm. Hãy tạm dừng sử dụng thang máy, chuyển sang đi thang bộ và liên hệ đến các đơn vị bảo trì, bảo dưỡng thang máy như Gama Service để được hỗ trợ kịp thời.
2. Lợi ích của việc bảo trì thang máy theo định kỳ
Đối với thang máy tại chung cư, tòa nhà văn phòng thì thường có nhân viên túc trực để hỗ trợ, còn với thang máy gia đình sử dụng tại nhà riêng và không có bộ phận trực cứu hộ như thang máy ở các tòa nhà. Vì vậy, làm sao để thang máy luôn vận hành ổn định, an toàn càng trở lên cần thiết.
Bảo trì thang máy là quá trình kiểm tra kỹ thuật các linh kiện, thiết bị và hệ thống điều khiển của thang máy nhằm đưa ra đánh giá tổng thể tình trạng của thang máy; Từ đó, kỹ thuật viên thang máy thực hiện chăm sóc, bảo dưỡng các bộ phận của thang máy giúp duy trì chất lượng của linh kiện. Đồng thời đưa ra kiến nghị đối với gia chủ để thay thế, nâng cấp đối với các thành phần sắp hết niên hạn hoặc chất lượng không đảm bảo, giúp cho thang máy vận hành an toàn.
Việc bảo trì thang máy nói chung và thang máy gia đình nói riêng không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng mà còn đáp ứng yêu cầu về mặt quản lý nhà nước. Điều này thể hiện ở việc bảo trì thang máy giúp tăng độ bền của thiết bị, tránh cho thang máy bị hỏng hóc, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa, bảo trì giúp duy trì chất lượng thang máy để đáp ứng điều kiện kiểm định chất lượng để cấp phép vận hành cho nó.
Lợi ích cho người sử dụng thang máy
Các chuyên gia trong ngành thang máy đều cho rằng độ bền, tuổi thọ và chất lượng sử dụng thang máy được quyết định bởi 2 yếu tố quan trọng: chất lượng sản phẩm ban đầu và quá trình bảo trì, bảo dưỡng. Ước tính, việc thực hiện bảo trì thang máy định kỳ có thể giảm thiểu 70% các tai nạn thang máy đã từng xảy ra. Chính vì thế, việc phòng ngừa và quan sát những dấu hiệu bất thường để bảo trì thang máy kịp thời là vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, thang máy là thiết bị di chuyển gắn liền với an toàn con người, vì thế việc bảo trì thang máy hướng đến kiểm tra toàn bộ thang máy, đảm bảo các thông số đạt chuẩn, để thang luôn vận hành trong trạng thái tốt nhất, tránh các hỏng hóc có thể phát sinh, đề phòng các sự cố liên quan đến an toàn sử dụng.
Về phía quản lý nhà nước
Bảo trì thang máy không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho người sở hữu thang máy mà còn đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về quản lý nhà nước. Sau mỗi một khoảng thời gian sử dụng nhất định, thang máy sẽ cần phải kiểm định lại để đánh giá điều kiện vận hành. Để được cấp phép hoạt động, thang máy gia đình cần đảm bảo các chức năng vận hành bình thường, được cơ quan nhà nước kiểm tra, chứng nhận đã đạt kiểm định thang máy thì mới được tiếp tục sử dụng.
Bảo trì, bảo dưỡng thang máy theo định kỳ được quy định như thế nào?
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy gia đình có quy định thang máy trong quá trình sử dụng phải được bảo dưỡng định kỳ tối thiểu 03 tháng một lần. Giữa các lần bảo dưỡng phải thực hiện kiểm tra, kịp thời xử lý những mối nguy hiểm có thể xảy ra.” Quá trình sử dụng thang máy cần tuân thủ đúng theo quy chuẩn trên của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các chuyên gia thang máy còn khuyến cáo nên bảo trì định kỳ 01 tháng một lần.
3. Cách thực hiện bảo trì thang máy gia đình
Trong các tình huống khẩn cấp khi thang máy có các dấu hiệu bất ổn cụ thể, kỹ thuật viên có thể tiếp cận tình huống trực tiếp từ các dấu hiệu đó. Còn sau khi đã xử lý sự cố xong hoặc bảo dưỡng, bảo trì thang máy định kỳ thông thường thì kỹ thuật viên thang máy cần thực hiện bảo trì đầy đủ tại tất cả các vị trí và bộ phận của thang máy.
3.1- Quy trình bảo trì thang máy gia đình
Theo đó, quy trình bảo trì thang máy chuyên nghiệp có thể được tóm tắt với 8 nhóm công việc cơ bản sau đây:
1. Vận hành và kiểm tra tổng thể hiện trạng của thang máy
2. Kiểm tra và làm vệ sinh buồng máy
3. Kiểm tra giếng thang và phía trên cabin
4. Kiểm tra đáy giếng thang (hố pit) và phía dưới cabin
5. Kiểm tra và bảo dưỡng trong cabin
6. Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài cửa tầng
7. Chạy thử thang máy để kiểm tra chất lượng
8. Kiểm tra lại nội dung công việc và xác nhận vào biên bản bảo trì
Tùy vào công nghệ thang máy, hiện trạng thang máy mà mà số lượng công việc cần thực hiện có thể tăng lên hay giảm đi.
3.2- Cách thức thực hiện bảo trì thang máy
Để thực hiện bảo trì thang máy đạt hiệu quả cao cho thang máy nói chung và thang máy gia đình nói riêng, người ta chia các công việc kiểm tra, bảo trì theo 2 giai đoạn:
1- Kiểm tra tổng thể hiện trạng hoạt động của thang máy
- Để kiểm tra hiện trạng của thang máy, Kỹ thuật viên sẽ vào cabin đi thử lên xuống các tầng, kiểm tra trạng thái dừng tầng, cân bằng tầng, chuông báo, trạng thái đóng mở cửa tầng...
- Kiểm tra chức năng của bảng điều khiển thang máy bên trong, bên ngoài cabin.
- Kiểm tra các tính năng cứu hộ của thang máy gồm: cứu hộ khi mất điện ARD, Liên lạc khẩn cấp Em-call, hay cảnh báo đột quỵ SWS (nếu có)
- Các chức năng hoạt động không chính xác sẽ được ghi lại để tiến hành xử lý lại trong giai đoạn bảo trì chuyên sâu.
2- Các hạng mục kiểm tra, bảo trì chuyên sâu
Bảo trì chuyên sâu sẽ có 50-60 hạng mục cần thực hiện. Trong quá trình bảo trì, kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thang máy như: cân chỉnh, tra dầu cho các thiết bị cần thiết; sửa chữa, thay thế các bộ phận sai hỏng, kết hợp làm vệ sinh từng khu vực. Trong trường hợp có linh kiện, thiết bị có lỗi hoặc hết niên hạn thì kỹ thuật viên sẽ đề xuất thay thế để đảm bảo chất lượng vận hành.
Bảo trì cho phòng máy:
- Kiểm tra độ ổn định của nguồn cấp điện lưới.
- Kiểm tra trạng thái tủ điện chứa mạch điện và các tiếp điểm, chuyển mạch, mức suy hao điện áp…
- Kiểm tra trạng thái của bộ lưu điện.
- Dọn dẹp, vệ sinh phòng máy đảm bảo khô thoáng, tránh cho côn trùng xâm nhập gây cháy chập hệ thống điện.
Bảo trì cabin thang máy:
- Kiểm tra bảng điều khiển trong cabin, ngoài cửa tầng
- Kiểm tra hệ thống truyền động cửa tầng, cửa cabin và hệ thống dẫn hướng hành trình; cân chỉnh lại cửa tầng, cửa cabin để đảm bảo trạng thái đóng mở trơn chu
- Kiểm tra hệ thống thông gió, chiếu sáng cho cabin
- Kiểm tra các cảm biến cửa tầng, cửa cabin đảm bảo đóng mở chính xác
- Kiểm tra chức năng cảnh báo quá tải
Bảo trì giếng thang:
- Kỹ thuật viên sẽ ở trên nóc cabin di chuyển dọc hành trình giếng thang để kiểm tra hệ thống cáp tải, cảm biến hành trình, và toàn bộ hệ thống điện, tiếp địa nối giữa cabin với bộ điều khiển thang máy. Bảo dưỡng tra dầu cho ray dẫn hướng, kiểm tra xiết lại các ốc neo khung, ti cáp…
Bảo trì hố pit (đối với thang máy cáp kéo):
- Kiểm tra tình trạng của các bộ giảm chấn, giới hạn hành trình khi thang máy xuống điểm dưới cùng, đèn chiếu sáng cabin…Kiểm tra, làm sạch hố pit thang máy, đảm bảo khô thoáng, sạch sẽ
Bảo trì hệ thống truyền động gồm động cơ và hệ dẫn động :
- Đối với thang máy cáp kéo, quy trình bảo trì riêng gồm:
- Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ thang máy và hệ thống phanh động cơ và các puly
- Kiểm tra, bảo dưỡng bộ điều tốc, phanh cơ của thang máy
- Đối với thang máy thủy lực: kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống thủy lực, bao gồm bể chứa dầu thủy lực, bơm thủy lực, các van nạp, xả cùng hệ pit-tông, xi-lanh dẫn động.
Sau khi quá trình kiểm tra, đánh giá, bảo dưỡng để đảm bảo thang máy ở trạng thái hoạt động tối, các hạng mục đã thực hiện sẽ được lập thành biên bản để theo dõi, có xác nhận của kỹ thuật viên và người sử dụng.
4. Các yếu tố quyết định chất lượng bảo trì, bảo dưỡng thang máy gia đình
Sự chuyên nghiệp của Kỹ thuật viên bảo trì thang máy
Kỹ thuật viên bảo trì thang máy có kinh nghiệm và trình độ cao đảm bảo cho chất lượng bảo trì thang máy. Chính vì vậy, Kỹ thuật viên làm bảo trì thang máy cần được đào tạo bài bản, được cấp các chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề, và có “profile” minh bạch. Số lượng và trình độ nhân sự kỹ thuật trở thành yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ của một công ty thang máy.
Dụng cụ, trang thiết bị để kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng thang máy phải đầy đủ
Quy trình kiểm tra, đo lường với đầy đủ các thiết bị máy đo, đồng hồ,… đòi hỏi có các dụng cụ, thiết bị bảo trì đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất, chính xác yêu cầu công việc.
Quy trình thực hiện bảo trì thang máy bài bản, đúng cam kết
Khi công ty dịch vụ cam kết các nội dung về tần suất, quy trình bảo trì thang máy thì cần tuân thủ nghiêm ngặt.
5. Chi phí bảo trì thang máy gia đình là bao nhiêu?
Bảo trì thang máy không chỉ được thực hiện khi có các dấu hiệu bất thường như đã nêu ở mục 1, mà còn phải được thực hiện định kỳ, thường xuyên.
Chi phí bảo trì thang máy gia đình ở mức từ 500.000đ - 1.500.000đ mỗi lần, vì thế, ngân sách bảo trì cả năm tính theo tần suất bảo trì 1 tháng / 2 tháng / 3 tháng có thể từ 3 triệu - 15 triệu đồng.
Tại sao lại có sự chênh lệch về mức giá bảo trì thang máy như vậy? Ngoài tần suất bảo trì thì chi phí bảo trì thang máy theo định kỳ còn phụ vào chủng loại thang máy, thời gian sử dụng, độ khó về kỹ thuật. Chẳng hạn, các loại thang máy cáp kéo có phòng máy có chi phí bảo trì ít hơn do thực hiện bảo trì dễ hơn, kỹ thuật bảo trì đơn giản hơn so với thang máy thủy lực hay thang máy cáp kéo không phòng máy (MRL). Các dòng thang máy gia đình nhập khẩu lại có chi phí bảo trì cao hơn so với thang máy nội địa hay liên doanh vì chất lượng vật tư tiêu hao tốt hơn, chi phí mua vật tư, phụ kiện cũng lớn hơn…
Đối với việc bảo trì khi thang máy có dấu hiệu sai hỏng mà không nằm trong kế hoạch bảo trì định kỳ thì thường có mức giá bao trì cao hơn 10-20%, ngoài ra người sử dụng còn phải chi trả các khoản mua linh kiện, thiết bị thay thế nếu có.
6. Bảo trì thang máy cần lưu ý những gì?
Khi thực hiện bảo trì thang máy, có nhiều nguy cơ mà bạn có thể gặp phải, chẳng hạn như quy trình bảo trì không đủ, linh kiện không rõ nguồn gốc, hay tai nạn lao động. Vậy cần phải lưu ý gì để phòng tránh những điều này? Sau đây là 5 điều cần lưu ý khi bảo trì, bảo dưỡng thang máy:
6.1- Đảm bảo an toàn lao động
An toàn lao động trong quá trình bảo trì thang máy bao gồm 2 nhóm đối tượng: một là người sử dụng và hai là kỹ thuật viên bảo trì.
Khi bảo trì thang máy tức là thang máy đang tạm dừng hoạt động, vì tính chất thang máy có chiều cao hành trình lớn, nhiều điểm dừng tầng (với thang máy gia đình ít nhất là từ 2 - 3 điểm dừng tầng trở lên), vì vậy có nhiều nguy cơ về việc người trong nhà hoặc khách ghé thăm có thể gặp nguy hiểm với các tình huống rủi ro như: kẹt trong cabin thang (khi kỹ thuật viên dừng thang và đang làm việc trên phòng máy hoặc dưới giếng cabin), ngã vào giếng thang (khi cửa tầng mở mà không có cabin tại điểm dừng tầng),... Chính vì vậy, để chuẩn bị cho công tác bảo trì thang máy an toàn cho người sử dụng, bạn cần chủ động nắm bắt kế hoạch bảo trì từ đơn vị dịch vụ bảo trì, đồng thời thông báo tới người nhà và khách ghé thăm (nếu có) để tránh các tình huống không may.
Còn đối với tình huống mất an toàn lao động của kỹ thuật viên bảo trì, tuy đây là nguy cơ nghề nghiệp của người lao động nhưng chắc chắn không một gia chủ nào mong muốn có người bị tổn thương sức khỏe hoặc tính mạng trong gia đình mình. Chính vì vậy, gia chủ cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thang máy uy tín, nhân sự được đào tạo bài bản về kỹ năng nghiệp vụ cũng như chứng chỉ an toàn lao động theo quy định. Cùng với đó, khi kỹ thuật viên đến làm việc, gia chủ cũng cần quan sát và yêu cầu kỹ thuật viên sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ (quần áo, giày, mũ, găng tay,...) và thiết bị bảo hộ (các loại dây đai an toàn).
6.2- Đảm bảo an ninh
Khác với bảo trì thang máy tải khách dành cho tòa nhà chung cư - việc bảo trì thang máy diễn ra bên ngoài các căn hộ, thì quá trình bảo trì thang máy gia đình có sự xuất hiện của người lạ trong nhà, việc này mang đến nguy cơ mất an toàn an ninh trật tự. Cụ thể có 2 tình huống có thể xảy ra: một là kẻ gian lợi dụng tình huống để đột nhập và hai là kỹ thuật viên nổi lòng tham với tài sản trong nhà.
Nhiều kẻ gian tinh tường theo dõi các gia đình trong thời gian dài để tìm kiếm sơ hở hoặc tình huống có nguy cơ để đột nhập vào tư gia. Đã có nhiều trường hợp kẻ gian lợi dụng các vai trò là thợ kỹ thuật kiểm tra điện nước, thang máy,... để trộm cướp tài sản. Để tránh tình huống này, gia chủ nên trao đổi rõ ràng thông tin với đơn vị dịch vụ bảo trì thang máy về lịch bảo trì, thời gian chính xác và hồ sơ lý lịch của kỹ thuật viên đến thực hiện công việc. Khi có người tự xưng là kỹ thuật viên thang máy đến bảo trì thì gia chủ cần kiểm tra thẻ nhân viên, giấy tờ tùy thân để xác minh theo thông tin phía công ty cung cấp.
Ngoài ra, ngay cả khi kỹ thuật viên đúng là người từ đơn vị dịch vụ bảo trì thì cũng khó tránh khỏi các tình huống nổi lòng tham khi phát hiện trong nhà có tài sản có giá trị, đặc biệt là quá trình bảo trì thang máy cho phép kỹ thuật viên làm việc một mình trong không gian kín, có nhiều điểm dừng tại các tầng trong nhà. Tuy đã xác minh danh tính rõ ràng thì cũng không loại trừ khả năng họ bất chấp để trộm cắp, đặc biệt là với các đơn vị dịch vụ bảo trì có nhân sự thuê ngoài, không có đảm bảo về đạo đức, nhân phẩm của người lao động. Chính vì vậy, ngoài việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy uy tín, có cam kết và đảm bảo rõ ràng về năng lực nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của nhân sự thì gia chủ cũng nên sắp xếp để có người ở nhà theo dõi quá trình làm việc của kỹ thuật viên bảo trì thang máy, nếu có điều kiện thì nên lắp đặt hệ thống camera quan sát tại các tầng để dễ quan sát và đề phòng tình huống cần bằng chứng trước pháp luật.
6.3- Hợp đồng bảo trì thang máy
Hợp đồng bảo trì thang máy là một tài liệu quan trọng thể hiện rõ nội dung thực hiện bảo trì, tần suất, mức giá bảo trì cũng như cam kết về chất lượng của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy. Nó cũng giúp cho chủ nhà giám sát chất lượng, khiếu nại về dịch vụ và yêu cầu bồi thường nếu chất lượng dịch vụ không đảm bảo. Kí hợp đồng bảo trì thang máy với các nhà cung cấp dịch vụ có tư cách pháp nhân cũng giúp cho chủ nhà tránh được việc giả mạo dịch vụ cũng như rủi ro lừa đảo không mong muốn.
Về phía nhà cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy, hợp đồng giúp cho việc giám sát Kỹ thuật viên làm việc ra sao, hay việc đảm bảo thanh toán chi phí dịch vụ từ phía chủ nhà.
Do đó, kí hợp đồng bảo trì thang máy rõ ràng, cụ thể là điều mà bạn cần lưu ý khi thuê dịch vụ bảo trì thang máy.
6.4- Giám sát chất lượng bảo trì
Chất lượng bảo trì thang máy gia đình cũng là mục đích tất yếu của việc bảo trì thang máy định kỳ. Công tác bảo dưỡng, bảo trì thang máy nếu được thực hiện chỉn chu và đảm bảo thì sẽ giúp thang máy giữ vững hiệu quả hoạt động, đồng thời gian tăng tuổi thọ của thang máy. Ngược lại, không ít tình huống việc bảo trì lại hóa thành “chữa lợn lành thành lợn què” khi kỹ thuật viên không có đủ năng lực nghiệp vụ, có ý đồ phá hoạ sản phẩm để trục lợi về sửa chữa, thay thế linh kiện,...
Để đảm bảo chất lượng bảo trì, gia chủ cần kiểm tra 3 yếu tố dưới đây:
- Chất lượng hoạt động thang máy: Sau khi thang máy đã được bảo trì xong và hoạt động trở lại, bạn cần thử sử dụng thang máy xem thang có hoạt động chính xác không, có tiếng ồn lạ hay tốc độ có nhanh/chậm bất thường, phanh êm hay giật, tín hiệu bảng điều khiển có chính xác,...
- Chất lượng hoạt động của hệ thống cứu hộ: Tùy theo từng thang máy sẽ có hệ thống cứu hộ gồm các công nghệ và tính năng khác nhau, bạn nên kiểm tra tất cả các tính năng cứu hộ này phòng khi xảy ra tình huống khẩn cấp sau đó mà hệ thống này không hoạt động. Ví dụ như với tính năng cứu hộ tự động ARD (Automatic Rescue Device) hay SRS (Self Rescue System) thì bạn thử tắt cầu dao điện xem hoạt động của các tính năng này như thế nào.
- Hoạt động của các bộ phận đặc biệt khác (đèn, quạt gió,...): Các bộ phận này tuy không liên quan trực tiếp đến hoạt động chính của thang máy hay các tính năng đặc biệt nhưng cũng rất cần thiết. Ngoài ra, quạt gió bị hỏng cũng có thể gây nguy cơ người sử dụng bị ngạt khí trong quá trình thang hoạt động. Cộng thêm, đây chính là các thiết bị liên quan đến hệ thống điện, là các dấu hiệu cho thấy kỹ thuật viên bảo trì có đảm bảo hay không.
6.5- Hồ sơ bảo trì thang máy
Biên bản bàn giao và hồ sơ giấy tờ ghi lại lịch sử bảo trì thang máy cũng vô cùng quan trọng, hồ sơ này liên quan đến các hoạt động kỹ thuật viên đã thực hiện cũng như tình trạng thực tế của thang máy, đây cũng là nội dung lưu trữ cho kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tiếp theo. Một kỹ thuật viên có trách nhiệm và làm việc chuyên nghiệp sẽ luôn ghi chú lại đầy đủ thông tin để dù những lần làm việc tiếp theo có là nhân sự khác của đơn vị đó hay khách hàng đổi sang đơn vị dịch vụ bảo trì khác thì các thông tin liên quan đến thang máy cũng được lưu giữ xuyên suốt, đầy đủ.
Chú ý lưu hồ sơ bảo trì thang máy giúp cho việc theo dõi, giám sát đảm bảo hiệu quả của việc bảo trì.
7. Địa chỉ tin cậy về dịch vụ bảo trì thang máy
Bảo trì thang máy là một quá trình quan trọng để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn cho hệ thống thang máy của bạn. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một đơn vị uy tín và chất lượng trong lĩnh vực này có thể gặp khó khăn. Gama Service - Bộ phận dịch vụ thang máy cao cấp của GamaLift, tự hào mang đến cho bạn trải nghiệm về chăm sóc thang máy chuyên nghiệp.
Yếu tố nào giúp Gama Service bảo trì thang máy hiệu quả cho bạn?
Gama Service tự hào về kinh nghiệm và chuyên môn của mình trong lĩnh vực bảo trì thang máy. Dưới đây là những yếu tố giúp chúng tôi trở thành một đối tác đáng tin cậy cho nhu cầu bảo trì và bảo dưỡng thang máy của bạn:
1. Kinh Nghiệm Và Chuyên Môn
Gama Service có đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo trì thang máy, được huấn luyện và cấp chứng chỉ bởi Viện Kỹ thuật ứng dụng Thang máy. Với thời gian hoạt động trong ngành thang máy từ năm 2007, Gama Service đã tích lũy được kiến thức sâu rộng về các hệ thống thang máy khác nhau và hiểu rõ về công nghệ mới nhất áp dụng trong ngành này. Đội ngũ chuyên gia tại đây luôn cập nhật kiến thức, đào tạo chuyên sâu để đảm bảo có thể đáp ứng mọi yêu cầu bảo trì thang máy của khách hàng.
2. Phạm vi rộng khắp và nhanh chóng
Gama Service cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ bảo trì thang máy đáng tin cậy và chất lượng cao nhất, bám sát các tiêu chí:
- Dịch vụ 2 giờ: Hỗ trợ mọi vấn đề trong vòng 2 giờ vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu
- 24/7: Phục vụ mọi thời điểm trong ngày, trong tuần
Gama Service luôn đề cao sự sẵn sàng và trải nghiệm an toàn, an tâm tới bạn và gia đình.
3. Cách thực hiện bảo trì thang máy chuyên nghiệp
Quy trình bảo trì thang máy của Gama Service tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên nghiệp và những quy định an toàn. Chúng tôi xác định và kiểm tra các yếu tố quan trọng như hệ thống điện, thiết bị an toàn, cơ cấu và phần mềm để đảm bảo rằng thang máy hoạt động tối ưu và an toàn. Quy trình bảo trì của Gama Service giúp phát hiện và khắc phục sự cố sớm trước khi chúng gây ra hỏng hóc. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo rằng hệ thống thang máy của bạn luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
Kỹ thuật viên của Gama Service được trang bị các công cụ và thiết bị hiện đại để đảm bảo rằng công việc được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. Chất lượng là tiêu chí hàng đầu và chúng tôi không ngừng nỗ lực để đáp ứng sự tin tưởng và mong đợi của khách hàng.
Hệ thống văn phòng, trạm dịch vụ của Gama Service rộng khắp
Để thực hiện hỗ trợ nhanh chóng cho Khách hàng trên toàn quôc, Gama Service bố trí các trung tâm hỗ trợ và điều phối dịch vụ như sau:
1. Văn phòng Hà Nội: Số 18/647 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
2. Văn phòng TP. HCM: 72, Đường số 2, Khu dân cư Him Lam, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
3. Văn phòng Hải Phòng: Số 4, Lô 2A, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
4. Văn phòng Nghệ An: Toà nhà Kuchen, Đại lộ Lê Nin, TP. Vinh, Nghệ An
5. Văn phòng Đà Nẵng: 27-29 Lý Tự Trọng, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
6. Văn phòng Nha Trang: VCN Tower - KĐT VCN Phước Hải, Đường Tố Hữu, P. Phước Hải, TP. Nha Trang
Liên hệ Gama Service - Dịch vụ thang máy cao cấp của GamaLift (Hotline: 19009481) để được khảo sát, tư vấn và cung cấp gói bảo trì thang máy phù hợp nhất.
Trên đây là các thông tin liên quan đến quy trình bảo trì, bảo dưỡng thang máy cho nhà ở gia đình mà người sử dụng thang máy cần lưu ý. Ngoài ra, tình trạng thang máy cũng có những đặc điểm riêng cần lưu ý mà bạn nên tham khảo ý kiến từ các kỹ thuật viên trực tiếp bảo trì thang máy nhà mình để có được lời khuyên hữu ích nhất. Việc lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thang máy và năng lực, phẩm chất của kỹ thuật viên bảo trì thang máy cũng vô cùng quan trọng.
Nội dung "Sổ tay bảo trì thang máy" được cung cấp bởi GamaLift. Qua đây, bạn đã phần nào hiểu rõ được các trường hợp phải bảo trì thang máy, quy trình thực hiện cũng như các lưu ý để đảm bảo chất lượng bảo trì.
Về GamaLift:
GamaLift là Công ty thang máy cao cấp tại Việt Nam, chuyên thiết kế và cung cấp hệ thống thang máy được sản xuất riêng cho từng công trình nhà ở, kèm theo dịch vụ đầy đủ về bảo trì, sửa chữa, nâng cấp thang máy.
Với kinh nghiệm lắp đặt hàng nghìn thang máy trên toàn quốc, GamaLift có những giải pháp kỹ thuật giúp cho thang máy phát huy được hết công năng, hoạt động bền bỉ và tiết kiệm ngân sách.
Kiến thức tổng hợp về thang máy được chúng tôi đúc kết tại hơn 100 bài viết cung cấp cho người sử dụng thông tin hướng dẫn về cấu tạo thang máy, cách lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng thang máy sao cho hiệu quả nhất. Bên cạnh đó là các bài viết về ứng dụng của thang máy trong đời sống xã hội tại Việt Nam và trên thế giới. Mọi người cũng sẽ hiểu rõ hơn về năng lực, tiêu chí phục vụ hướng đến đáp ứng tốt nhất nhu cầu của Khách hàng thông qua hoạt động thực tiễn của chúng tôi.
Từ khóa giúp tìm kiếm nhanh bài viết: bảo trì thang máy | bảo trì thang máy gia đình, bảo dưỡng thang máy