Từ những quy định trên từ hành lang pháp lý trong lĩnh vực thang máy, người tiêu dùng và doanh nghiệp cần nắm được những thông tin quan trọng đặc thù liên quan đến những hoạt động của cá nhân, tổ chức liên quan đến thang máy.
II. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức
1. Người tiêu dùng, doanh nghiệp
Trong quá trình kinh doanh, mua bán và sử dụng thang máy, người tiêu dùng và doanh nghiệp cần nắm được 5 yêu cầu phải đảm bảo tuyệt đối:
a) Thang máy kể từ khi sản xuất, nhập,… cho đến khi khách hàng sử dụng phải có đầy đủ:
- Lý lịch thang máy
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo trì, quy trình xử lý sự cố, khuyến cáo kỹ thuật [Xem thêm]
b) Trước khi đưa vào sử dụng thang máy bắt buộc phải được gắn nhãn.
c) Trước khi đưa vào sử dụng thang máy bắt buộc phải được công bố hợp quy (thể hiện qua Giấy chứng nhận hợp quy).
d) Trước khi đưa vào sử dụng thang máy bắt buộc phải được kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy (do một đơn vị có đủ điều kiện kiểm định) (thể hiên qua Giấy chứng nhận kết quả kiểm định).
2. Trách nhiệm của các đơn vị lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy
- Phải có sổ phân công, theo dõi việc lắp đặt, bảo trì (trong đó thể hiện được tên người chịu trách nhiệm, nội dung công việc, thời gian thực hiện);
- Phải bố trí người am hiểu về nguyên lý cấu tạo của thang máy, được huấn luyện về an toàn lao động và nắm bắt được các kỹ năng để thực hiện các công việc liên quan đến việc lắp đặt, bảo trì và sửa chữa thang máy.
- Phải tuân thủ các quy định tại quy chuẩn này và đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy.
- Phải đặt các biển cảnh báo, biển chỉ dẫn hoặc rào chắn để ngăn ngừa những người không có thẩm quyền tiếp cận vào khu vực đang thực hiện công việc lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hoặc sửa chữa thang máy.
- Ghi chép về những nội dung kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì vào lý lịch của thang máy.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý thang máy
- Tổ chức, cá nhân quản lý thang máy phải đảm bảo rằng thang máy phải được kiểm định, bảo trì định kỳ theo quy định tại mục 3.3 và mục 3.5.1 của quy chuẩn này và phải đảm bảo các điều kiện an toàn trước khi đưa thang máy vào hoạt động.
- Phối hợp với đơn vị lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa trong việc cung cấp thông tin, các hồ sơ, tài liệu, các điều kiện để đơn vị lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thực hiện.
- Lưu các hồ sơ, biên bản liên quan đến kết quả của công việc bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện, bộ phận của thang máy.
Các tổ chức, cá nhân thiết kế, sản xuất, nhập khẩu, phân phối, lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì thang máy có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại quy chuẩn này.
Tìm hiểu thêm những yêu cầu về bảo trì thang máy
III. Chế tài liên quan đến lĩnh vực thang máy (hành chính, dân sự, hình sự)
1. Chế tài xử phạt hành chính
Điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 15/04/2020) đối với thang máy là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động:
2. Chế tài dân sự (Bồi thường thiệt hại)
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nội dung sau đây: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Cơ sở của Bồi thường thiệt hại:
+ Thứ nhất: Các chủ thể có hành vi trái pháp luật
+ Thứ hai: Có thiệt hại xảy ra trong thực tế
+ Thứ ba: Có mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra
+ Thứ tư: Do lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự
3. Chế tài hình sự
Điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người nêu:
1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đọc thêm: Tổng quan quy định về thang máy - Phần 1
Theo Tạp chí Thang máy