Nhiều người vẫn thắc mắc rằng thang máy thuộc quản lý trực tiếp của đơn vị nào và các quy định, chế tài liên quan đến thang máy cần tìm kiếm ở đâu. Để giải đáp những vấn đề này, Tạp chí Thang máy tổng hợp các thông tin về hành lang pháp lý của ngành thang máy, mang đến những thông tin hữu ích có tính tham khảo cho độc giả.

Thực tế, thang máy là một sản phẩm liên đới nhiều vấn đề trong đời sống nên mỗi lĩnh vực liên sẽ do một đơn vị chức năng quản lý. Như vấn đề an toàn lao động được quy định trong Luật An toàn, vệ sinh lao động (2015) do Quốc hội ban hành, vấn đề về kỹ thuật thang máy lại do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) và Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý,…

I. Thang máy là thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Theo khoản 4 Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, thang máy là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2: Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

Theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, thang máy nằm trong Mục I: Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Theo đó, thang máy dù nhập khẩu hay sản xuất cũng cần đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật cũng như các công tác kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định. 

Xem thêm Từ A đến Z về thang máy gia đình

1. Quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn

Cụ thể về quy chuẩn kỹ thuật, nhiều người tiêu dùng thường bị lầm tưởng về khái niệm “tiêu chuẩn” từ các nhãn hàng mà không biết rằng để đảm bảo chất lượng thì sản phẩm cần đáp ứng các yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Bảng so sánh dưới đây sẽ chỉ ra sự khác nhau giữa quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) và tiêu chuẩn (TCVN) giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn: 

Quy chuẩn đối với thang máy đến trước ngày 01/07/2021 có 4 văn bản lưu hành có hiệu lực, sau thời điểm này đã được gộp lại còn 2 văn bản. Tên các loại văn bản bao gồm:

Các văn bản quy định QCVN đối với thang máy do Bộ LĐ-TB&XH ban hành

Còn đối với tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), hiện chúng ta có 5 văn bản quy định các tiêu chuẩn quan trọng về thang máy, độc giả có thể đọc chi tiết tại: https://tapchithangmay.vn/5-tieu-chuan-viet-nam-quan-trong-ve-thang-may/. Vì tiêu chuẩn là những tiêu chí không bắt buộc, hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm nên đôi khi tiêu chuẩn của quốc gia này chưa chắc đã đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia khác. Chính bởi vậy, người tiêu dùng và doanh nghiệp đều cần phân biệt rõ các khái niệm này và tuân thủ theo những yêu cầu của pháp luật. Ngoài ra, ngoài các tiêu chuẩn chung phía trên, việc ra đời Hiệp hội Thang máy Việt Nam và Viện nghiên cứu ứng dụng Kỹ thuật thang máy là những tổ chức xã hội – nghề nghiệp mang tính chuyên môn đầu tiên về lĩnh vực thang máy cũng hứa hẹn sẽ đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng riêng của Việt Nam hướng đến nâng cao chất lượng sản phẩm thang máy trong thời gian tới.

2. Chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn

Hợp quy và hợp chuẩn là hai trạng thái của sản phẩm, hàng hóa khi đã đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia. Trong đó, chứng nhận hợp quy được cấp cho sản phẩm đạt quy chuẩn kỹ thuật; chứng nhận hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Tương tự với quy chuẩn và tiêu chuẩn, hai khái niệm này cũng có những khác biệt mà không phải người tiêu dùng và doanh nghiệp nào cũng nắm rõ để xác minh trong quá trình mua bán, kinh doanh hàng hóa. Bảng so sánh dưới đây chỉ ra những khác biệt về mặt nội dung:

Đối với thang máy sản xuất trong nước, việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 5 hoặc phương thức 8. Đối với thang máy nhập khẩu, việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 7 hoặc phương thức 8.

- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;

- Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Tìm hiểu thêm về kiểm định thang máy

Trình tự công bố hợp quy:

1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước;

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 14 Thông tư này cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân;

- Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân;

- Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư này cho cơ quan chuyên ngành.

Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo cơ quan chuyên ngành, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận)

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 14 Thông tư 28 cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận;

- Sau khi có bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân;

- Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành.

Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành.

Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo cơ quan chuyên ngành, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

a) Đối với sản phẩm, háng hóa sản xuất trong nước:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 14 Thông tư này kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định cho cơ quan chuyên ngành để được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy;

- Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

- Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định;

- Cơ quan chuyên ngành cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;

- Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Trên giấy chứng nhận hợp quy phải thể hiện được các thông tin về thang máy, bao gồm:

- Mã hiệu;
- Số chế tạo;
- Nhà chế tạo;
- Xuất xứ;
- Năm sản xuất;
- Đặc trưng kỹ thuật (Loại thang, tải trọng, vận tốc định mức, số điểm dừng, số lượng người cho phép trong thang máy);
- Kết luận về sự phù hợp thiết kế của thiết kế thang máy hoặc các các bộ phận an toàn của thang máy phù hợp với các yêu cầu quy định tại quy chuẩn này.

3. Nhãn dán và hồ sơ lý lịch thang máy

Nhãn hàng hóa là một phần quan trọng của mỗi loại hàng hóa, sản phẩm. Không kể đến các mục đích khác thuộc về phía doanh nghiệp thì việc dán nhãn sản phẩm là quy định bắt buộc theo quy định. Theo đó, nội dung một nhãn sản phẩm, hàng hóa bao gồm các thông tin của hàng hóa để làm căn cứ cho cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, kiểm soát hàng hóa. Tương tự, thang máy cũng cần được dán nhãn theo quy định. Nhãn hàng hóa gồm nhãn gốc và nhãn phụ.

Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
Ngoài ra, thang máy nhập khẩu cũng cần có thêm nhãn phụ. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu; (Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc).

Nội dung trên nhãn bắt buộc phải đủ: 
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Khuyến cáo: nên có thêm các thông số kỹ thuật sư bản, năm sản xuất, thông tin cảnh báo an toàn.

Lý lịch thang máy là một phần trong hồ sơ thang máy bắt buộc có trong quá trình thương mại và sau đó cũng cần được lưu giữ đầy đủ cho các công tác bảo trì, kiểm định định kỳ và kiểm tra của các cơ quan chức năng. Một bộ lý lịch thang máy phải bao gồm các thông tin sau:

1. Thông tin chung về thang máy, bao gồm các nội dung tối thiểu sau:

- Mã hiệu, số chế tạo, nhà chế tạo, năm sản xuất, nơi sản xuất.

- Đặc tính kỹ thuật kỹ thuật: Công dụng, tải trọng, vận tốc, số điểm dừng, loại dẫn động, hệ thống điều khiển thang máy, đặc tính của cáp, ray dẫn hướng, môi trường làm việc của thang máy...

2. Các bản vẽ kỹ thuật về:

- Sơ đồ nguyên lý hoạt động;

- Bản vẽ thể hiện việc bố trí các bộ phận/thiết bị an toàn, sơ đồ hệ thống điều khiển, sơ đồ mắc cáp và đối trọng của thang máy.

3. Phần nhật ký dùng cho việc ghi chú về những lần kiểm định, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì.

Người trực tiếp thực hiện kiểm định, kiểm tra, thử nghiệm, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hoặc thay thế các bộ phận/thiết bị của thang máy phải có trách nhiệm ghi thông tin vào sổ tay. Các thông tin phải bao gồm các nội dung sau:

- Tên và chữ ký xác nhận của người thực hiện;
- Ngày thực hiện;
- Nội dung thực hiện (kiểm định, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì, thay thế...);
- Những khuyến cáo cho người sử dụng trong quá trình vận hành thang máy.

Trong trường hợp thang máy không có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của thang máy quy định, tổ chức, cá nhân quản lý thang máy phải có trách nhiệm lập lại những hồ sơ, tài liệu còn thiếu. Việc lập lại hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của thang máy phải do tổ chức chứng nhận được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc thừa nhận thực hiện.

4. Kiểm định và bảo trì, bảo dưỡng

Chứng nhận kiểm định thang máy là yêu cầu bắt buộc trước khi thang máy đưa vào vận hành. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thang máy cũng cần được kiểm định định kỳ theo quy định.

1. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng là hai (02) năm một lần.

2. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các công trình khác với công trình nêu tại khoản 1 Điều này là ba (03) năm một lần.

3. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với các thang máy đã có thời hạn sử dụng trên 15 năm là một (01) năm một lần.

Thang máy trong quá trình sử dụng phải được bảo trì định kỳ ít nhất 03 (ba) tháng một lần. Đối với các thang máy được lắp đặt tại các căn hộ chung cư, các tòa nhà văn phòng, tòa nhà trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất, khu vực công cộng (như sân bay, nhà ga...) thì thời hạn bảo trì định kỳ ít nhất 01 (một) tháng một lần.

Từ những quy định trên từ hành lang pháp lý trong lĩnh vực thang máy, người tiêu dùng và doanh nghiệp cần nắm được những thông tin quan trọng đặc thù liên quan đến những hoạt động của cá nhân, tổ chức liên quan đến thang máy. Đón đọc phần 2 để nắm chi tiết hơn các thông tin cụ thể về trách nhiệm các cá nhân, tổ chức và chế tài liên quan: Tổng quan quy định thang máy - Phần 2

Theo Tạp chí Thang máy


Xem thêm các nội dung liên quan đến thang máy như là: Kích thước thang máy | Cách sử dụng thang máy | Bảo dưỡng thang máy