Mặc dù đã có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cho thang máy, nhưng một tiêu chí cần được chú trọng là trình độ, chất lượng của kỹ thuật viên thực hiện trực tiếp các công việc lắp đặt, sửa chữa và bảo trì thang máy.
Người tiêu dùng có thể tìm mua thang máy dựa trên việc so sánh các yếu tố chất lượng, giá thành và mẫu mã sản phẩm để lựa chọn công ty lắp đặt cho mình. Tuy nhiên, khi chọn mua thang máy hoặc thuê dịch vụ bảo trì thang máy thì họ hầu như chưa thể đánh giá được chất lượng kỹ thuật viên.
Liệu 100% nhân viên bảo trì, sửa chữa thang máy có thực sự tin cậy?
Tại các gói đấu thầu công, gần như tất cả các hồ sơ mời thầu đều được xây dựng một cách bài bản từ quy định kỹ thuật tới những yêu cầu về con người. Có những gói thầu, kỹ thuật viên lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thang máy cần phải tốt nghiệp trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành liên quan như điện, cơ-điện, tự động hóa,… Trong đó còn có những yêu cầu liên quan tới Chứng chỉ đào tạo về thang máy do hãng thang máy cung cấp, Chứng chỉ về an toàn lao động,… và cả số năm kinh nghiệm, số năm hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, đấy là những bộ hồ sơ mời thầu được xây dựng một cách bài bản, còn đối với việc lắp đặt, sửa chữa hay bảo trì thang máy gia đình thì lại chưa có những quy định để kiểm soát chất lượng dịch vụ. Hầu hết, người tiêu dùng đều chỉ hướng vào yếu tố giá cả chất lượng của các loại thang máy mà quên đi chất lượng của người thợ kỹ thuật.
Trình độ của Kỹ thuật viên thang máy là vấn đề mà hầu hết người tiêu dùng chưa thể đánh kỹ lưỡng. Không ít trường hợp thợ kỹ thuật có trình độ yếu kém, thiếu năng lực khiến cho quá trình lắp đặt thang máy hay bảo trì, sửa chữa không an toàn, có thể dẫn đến những sự cố nghiêm trọng cho cả kỹ thuật viên và người sử dụng.
Đã có những vụ tai nạn thang máy nghiêm trọng về thang máy xảy ra liên quan đến lỗi của nhân viên kỹ thuật. Ví dụ như vào tháng 4/2023, một thợ lắp đặt thang máy cho một công trình tại tỉnh Vĩnh Phúc bị ngã từ tầng 5 xuống đất dẫn đến đa chấn thương nặng. Hay vào tháng 5/2022, vụ rơi cabin thang máy từ tầng 7 ở một căn nhà trong ngõ 523 Kim Mã, Hà Nội trong quá trình sửa chữa đã gây thiệt mạng cho cả 2 kỹ thuật viên…
Hoặc có trường hợp thợ thang máy làm tắt, bớt xén linh kiện khiến cho thiết bị không thể đi vào hoạt động.
Có những công ty thang máy, bên cạnh việc thiếu một quy trình chuẩn hóa, lại thuê kỹ thuật viên bên ngoài để làm khoán, làm theo công trình để lắp đặt thang máy cho khách hàng. Với hình thức này, không ai đảm bảo cho việc nhân viên đó có đủ trình độ hay không, có trách nhiệm nghiêm túc với công việc được thuê, khoán hay không?
Nâng cao năng lực của kỹ thuật viên thang máy
Tại mục 3.5.2 thuộc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy (ký hiệu: QCVN 02:2019/BLĐTBXH) có đưa ra những quy định liên quan tới trách nhiệm của các đơn vị lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy. Trong đó quy định các nhà cung cấp dịch vụ thang máy phải phải bố trí người am hiểu về nguyên lý cấu tạo của thang máy, được huấn luyện về an toàn lao động và nắm bắt được các kỹ năng để thực hiện các công việc liên quan đến việc lắp đặt, bảo trì và sửa chữa thang máy.
Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể liên quan tới rà soát năng lực, kiểm tra, đánh giá năng lực và đào tạo bổ sung cho nhân lực trong ngành thang máy. Việc đào tạo kỹ năng trong lắp đặt, bảo trì và sửa chữa thang máy chưa thực sự được quan tâm, chưa được chuẩn hóa về chất lượng tay nghề của lao động.
Việc đào tạo tay nghề cho kỹ thuật viên nếu chỉ được thực hiện nội bộ tại các công ty thang máy thì không có một cơ quan nào đảm bảo rằng những kỹ thuật viên này đã có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết. Do đó không thể đảm bảo chất lượng dịch vụ và quyền lợi của khách hàng.
Chuẩn hóa năng lực của kỹ thuật viên thang máy - nhân tố chủ chốt để đảm bảo chất lượng bảo trì, chăm sóc thang máy
Vậy giải pháp là gì?
Rõ ràng việc đào tạo nội bộ cho kỹ thuật viên thang máy là không đủ, các công ty thang máy cần kết hợp đào tạo nội bộ với đào tạo từ các trường kỹ thuật để gắn lý thuyết với thực hành.
Gần đây, một số doanh nghiệp, Hiệp đội đã tiên phong trong việc tiến hành hợp tác với một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp để cấp chứng chỉ nhằm mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực ngành thang máy.
Chẳng hạn như, Hiệp hội Thang máy Việt Nam phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội thành lập Trung tâm đào tạo nghề Kỹ thuật Thang máy. Thông qua khóa học, các học viên được đào tạo theo một chương trình khung bài bản, chuyên nghiệp, chuyên sâu về nguyên lý thang máy, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa thang máy… Các học viên còn được trang bị các kiến thức tổng hợp về an toàn thang máy, cứu hộ, xử lý tai nạn thang máy… Đạo đức nghề nghiệp cũng là một phần quan trọng để giúp học viên nâng cao trách nhiệm đối với bản thân, khách hàng và cộng đồng.
Một đơn vị trực thuộc Hiệp hội Thang máy Việt Nam ngoài chức năng nghiên cứu ứng dụng thang máy cũng có các kế hoạch đào tạo lâu dài. Đó là Viện kỹ thuật ứng dụng Thang máy, tuy mới được thành lập nhưng đã có những kế hoạch dài hơi. Một trong những kế hoạch đó là tổ chức đào tạo về kỹ thuật thang máy.
Bên cạnh đào tạo lý thuyết, học viên sẽ được tiếp cận phương pháp đào tạo Learning by doing (Học qua thực hành), tức là thực hành với các sản phẩm thang máy thực tế với các công nghệ truyền động khác nhau như thang cáp kéo, thang thủy lực cùng với một số mô hình cửa thang liên động.
Viện còn liên kết với một số doanh nghiệp thuộc Hiệp hội để học viên có dịp chứng kiến, học tập, tích lũy kinh nghiệm tại hiện trường một số công trình có lắp đặt thang máy dưới hình thức Đào tạo trong công việc thực tế - Training on job.
Xem thêm top 5 công ty thang máy nước ngoài chuyên nghiệp tại thị trường Việt Nam
Ngoài Hiệp hội Thang máy Việt Nam, một số doanh nghiệp trong ngành cũng thực hiện liên kết đào tạo với các trường dạy nghề như Kone hợp tác với Cao đẳng Lý Tự Trọng TP HCM và Đại học Xây dựng Hà Nội; Schindler liên kết với Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng,…
(Tham khảo từ Tạp chí Thang máy)
Dịch vụ bảo trì thang máy Gama Service: đồng bộ, chuẩn hóa
Nhắc đến dịch vụ thang máy cao cấp tại Việt Nam, chắc hẳn mọi người đã khá quen thuộc với cái tên Gama Service - đơn vị dịch vụ thang máy chuyên nghiệp, trực thuộc GamaLift với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành thang máy tại Việt Nam. Gama Service tạo ra bước đột phá với định hướng dịch vụ cao cấp cho thang máy với các tiêu chí:
- Quy trình dịch vụ chuẩn hóa 6 giai đoạn
- Linh kiện, thiết bị chính hãng
- Phạm vi phục vụ rộng khắp
- Đặc biệt là đào tạo nhân sự chuyên sâu
Bên cạnh việc chú trọng đào tạo về mặt quy trình, đạo đức nghề nghiệp, các kỹ thuật viên của Gama Service đều được đào tạo chuẩn hóa và đạt chứng chỉ đào tạo kỹ thuật thang máy của Viện kỹ thuật ứng dụng Thang máy - Hiệp hội Thang máy Việt Nam. Nhờ đó, nhân viên phục vụ tại Gama Service luôn chuyên nghiệp từ khâu tiếp nhận yêu cầu đến tư vấn, thực hiện bảo trì thang máy với thái độ chuẩn mực, chuyên tâm nhất. Điều này đảm bảo cho việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật thang máy được thực hiện một cách chính xác, mang lại sự an toàn cho khách hàng trong quá trình sử dụng thang máy. Thang máy do Gama Service lắp đặt, bảo trì luôn đạt chất lượng cao theo quy trình kiểm định thang máy của cơ quan quản lý nhà nước.
Hiện nay, Gama Service đã phát triển hệ thống trạm dịch vụ và thực hiện lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thang máy trên toàn quốc. Gama Service giúp cho thang máy của khách hàng luôn được chăm sóc tốt hơn.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ bảo trì thang máy của Gama Service TẠI ĐÂY
Với xu hướng phát triển của xã hội, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, việc lắp đặt thang máy tại các tòa nhà gia đình ngày càng phổ biến và thông dụng. Việc chọn các nhà cung cấp dịch vụ thang máy có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuẩn hóa sẽ giúp thang máy của bạn được chăm sóc một cách tốt nhất.