Nói đến lắp đặt thang máy gia đình, nhiều người tưởng rằng thang máy là sản phẩm có sẵn và có thể nhanh chóng lắp ngay cho căn nhà khi cần. Nhưng không phải như vậy. Lắp đặt thang máy trải qua nhiều bước và có những rủi ro nhất định. Vì vậy, GamaLift sẽ giúp bạn hiểu rõ về lắp đặt thang máy gia đình để tránh được những bất lợi và làm cho thang máy hoạt động tốt nhất.

Các kiểu nhà ở phù hợp lắp thang máy gia đình và lợi ích

Thang máy gia đình là một loại thang máy điện có kích thước nhỏ gọn, sức chứa cabin từ 2-6 người, tải trọng thấp từ 200-500kg, lắp cho nhà ở gia đình để vận chuyển người và đồ đạc trong nhà.

Kiểu nhà nào phù hợp để lắp đặt thang máy gia đình?

Thang máy gia đình sử dụng phù hợp cho các loại hình nhà ở gia đình như: nhà ống, nhà phố, biệt thự và các căn nhà có chiều cao 2-5 tầng. Cụ thể là:

- Nhà biệt thự: nhà biệt thự có chiều cao từ 2-4 tầng, diện tích rộng, mặt sàn thường trên 150m2, xung quanh trống thoáng. Thang máy gia đinh lắp cho nhà biệt thự không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại mà còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ và sang trọng tương xứng với giá trị căn nhà.

- Nhà ống: là dạng nhà ở có thiết kế hình trụ đơn giản, đồng dạng từ dưới lên trên. Chiều cao trung bình của nhà ống có thể lên đến 5 tầng, thậm chí là 6-7 tầng nếu mục đích kết hợp để ở và kinh doanh.

- Nhà phố: là kiểu nhà ống xây liền kề nhau, chỉ có 1 mặt trước là mặt thoáng, hầu hết có diện tích nhỏ < 100m2, mặt tiền hẹp chỉ từ 3-5m. Do có diện tích nhỏ, lại có nhiều tầng nên việc trang bị thang máy gia đình cho nhà phố giải quyết được nhược điểm của cầu thang bộ, tăng chiều cao nhà để kết hợp lợi ích về mặt kinh doanh cho các căn nhà phố.

Lắp thang máy gia đình mang lại lợi ích gì?

Đọc bài viết này, chắc hẳn bạn đang có nhu cầu lắp đặt thang máy gia đình. Quả thật, khi lắp đặt thang máy gia đình cho căn nhà của mình, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích, có thể kể đến như:

  • Một là, tính tiện nghi của thang máy gia đình. Trước hết, lắp thang máy cho nhà ở gia đình giúp ta tiết kiệm thời gian và sức lực khi di chuyển giữa các tầng nhà, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ, hạn chế các nguy cơ về sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi, hữu ích với người bệnh hạn chế khả năng di chuyển,...

  • Hai là, thang máy giúp gia tăng giá trị bất động sản. Với nhà biệt thự, thang máy gia đình cao cấp không chỉ đại diện cho cuộc sống vương giả, làm tăng giá trị của căn nhà. Với nhà ống, bạn có thể xây nhà nhiều tầng hơn trên một diện tích nhỏ. Trước đây không có thang máy thì hiếm khi nhà xây trên 5 tầng bởi đi cầu thang bộ rất bất tiện. Nhưng khi có thang máy, nhà ở gia đình có thể thoải mái xây 6 - 7 tầng để vừa ở vừa cho thuê. 

  • Ba là, dễ dàng vận chuyển đồ đạc với thang máy. Tải trọng thang máy gia đình từ 350kg - 450kg, có thể chuyển hầu hết các thiết bị, đồ đạc trong nhà của bạn mà không cần nhiều người.

  • Bốn là, thang máy giúp bố trí công năng của căn nhà linh hoạt hơn. Với thang máy, phòng ăn có thể được bố trí ở tầng cao nhất, nơi bạn có thể vừa ăn uống, vừa ngắm cảnh từ trên cao. Thậm chí là bạn còn có thể dễ dàng làm cả một khu vườn trên tầng thượng mà vẫn dễ dàng chăm sóc nó. Hoặc như với các căn nhà mặt phố, có thể bố trí các tầng dưới để kinh doanh, các tầng trên cao để ở. 

Lắp thang máy gia đình mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng

Những việc cần làm để lắp thang máy gia đình

Lắp thang máy cho nhà ở gia đình có 6 giai đoạn thực hiện từ đánh giá nhu cầu, lựa chọn thang máy, đến triển khai thi công, cuối cùng là đánh giá, nghiệm thu để sử dụng.

Lắp đặt thang máy gia đình với 6 bước thực hiện

Bước 1: Dự tính nhu cầu sử dụng thang máy gia đình

Căn cứ vào quy mô số người trong gia đình và tổng thể thiết kế công trình nhà ở dự kiến để tính toán nhu cầu sử dụng với thang máy, bao gồm:

  • Tải trọng thang máy, tốc độ thang máy. Chẳng hạn, với nhà ở gia đình, tải trọng thang máy thường dao động từ 300kg - 450kg, tốc độ thang máy từ 0,15 - 0,3m/s. Nhà kết hợp kinh doanh, chung cư mini trên 7 tầng thì thang máy tải trọng từ 500kg - 1000kg, tốc độ thang máy 1m/s…

  • Số tầng nhà (số điểm dừng thang máy). 

  • Diện tích lắp đặt cần thiết để bố trí thang máy. Ví dụ như để lắp đặt thang máy gia đình 250kg chứa 2 - 3 người/lượt thì bạn cần dành ra diện tích tối thiểu là 1x1,1m. 

Bước 2: Chọn giải pháp thang máy gia đình phù hợp

Phương án lắp đặt thang máy gia đình cần tính đến các yếu tố như vị trí lắp đặt, chiều cao hành trình di chuyển (số tầng), tải trọng, tốc độ, các tính năng an toàn và mức ngân sách để mua thang máy. 

- Chọn loại thang máy nào?

Tại Việt Nam, các loại thang máy gia đình phổ biến gồm có thang máy thủy lực, trục vít và cáp kéo. Đặc điểm cơ bản của từng loại như sau:

  • Thang máy thủy lực: loại thang máy dùng piston thủy lực để nâng và hạ cabin. Thang máy gia đình thủy lực có tốc độ từ 0,15 đến 0,3m/s, chạy rất êm và cơ chế hoạt động có nhiều yếu tố giúp gia tăng mức độ an toàn, phù hợp với chiều cao di chuyển từ 3 - 5 tầng.
  • Thang máy trục vít: sử dụng motor xoay quanh một trục có rãnh xoắn ốc để nâng và hạ cabin. Chúng tương đối nhỏ, tốc độ chỉ 0,15m/s và phù hợp cho nhà 2 - 3 tầng. 
  • Thang máy kéo: loại thang máy dùng dây cáp và động cơ gắn tang trống để nâng và hạ cabin. Loại thang máy này chạy nhanh, tốc độ từ 1m/s, tiết kiệm năng lượng hơn và có chiều cao hành trình lớn, thích hợp với hầu hết các công trình nhiều tầng.

Bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng, so sánh nhiều nhãn hiệu và mẫu mã, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành thang máy để xác định loại thang máy tốt nhất cho nhu cầu của bạn.

- Lắp thang máy trong nhà hay ngoài trời?

Có thể lựa chọn giải pháp lắp thang máy bên trong hay bên ngoài căn nhà tùy vào mặt bằng của công trình. Lắp thang máy trong nhà lại có thể đặt thang máy ở các vị trí như bên cạnh, ở giữa hay đối diện cầu thang bộ để tiện cho việc di chuyển hơn. Thang máy đặt giữa cầu thang bộ mang lại sự gọn gàng và tiết kiệm chi phí khi lắp đặt thang máy cho nhà cải tạo trong trường hợp có giếng trời đủ lớn. Nếu không, để lắp thang máy cho nhà cải tạo thì vị trí thang máy ở góc nhà là một lựa chọn thích hợp. 

Xem thêm Giải pháp lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ 

Lắp đặt thang máy ngoài trời là giải pháp tuyệt vời cho các căn nhà có cảnh quan đẹp. Thang máy lắp đặt ngoài trời thường được bố trí phía trước hoặc bên hông nhà để việc ra vào được tiện lợi hơn. Tại Việt Nam, do vấn đề văn hóa, nên thang máy thường được lắp bên trong nhà để đảm bảo an ninh và sự riêng tư. 

- Dự trù ngân sách mua thang máy

Thang máy gia đình rất đa dạng về chủng loại và nhà cung cấp. Mức giá thang máy gia công nội địa thường từ 300-500 triệu đồng. Mức giá thang máy liên doanh từ 500-800 triệu đồng. Thang máy được sản xuất và nhập khẩu Châu âu thì giá cao hơn, từ 1 tỷ đồng trở lên. Bên cạnh ngân sách mua thang máy, bạn cũng cần cân đối một khoản kinh phí cho việc bảo trì thang máy hàng năm, khoảng vài triệu đồng cho mỗi lần bảo trì. 

Mặc dù có thể tự đánh giá và đưa ra quyết định lựa chọn loại thang máy nhưng bạn vẫn nên tham khảo tư vấn từ các chuyên gia hoặc nhà cung cấp 

Bước 3: Lựa chọn nhà cung cấp thang máy

Một nhà cung cấp thang máy chuyên nghiệp có thể giúp bạn chọn kiểu thang máy phù hợp, đảm bảo lắp đặt đúng cách và tuân thủ các quy định về an toàn. Dưới đây là những tiêu chí thường được sử dụng khi đánh giá và lựa chọn công ty thang máy:

  • Dòng sản phẩm thang máy: Các công ty thang máy kinh doanh nhiều dòng sản phẩm sẽ mang đến cho bạn nhiều giải pháp lắp đặt hơn, cũng như có thể cân đối được mức ngân sách phù hợp.

  • Kinh nghiệm và năng lực: Nhà cung cấp có kinh nghiệm sẽ đảm bảo cho sự tương thích của thang máy và ít gây tốn kém khi lắp đặt và sử dụng. Trong khi năng lực của họ là khả năng đảm bảo tiến độ lắp đặt thang máy cũng như việc chăm sóc thang máy đến hết niên hạn sử dụng. 

  • Độ bao phủ về dịch vụ thang máy và về địa lý: Thang máy không chỉ cần lắp đặt, nó phải được chăm sóc định kỳ về bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, cứu hộ. Không ai muốn mình bị bỏ mặc khi thang máy có sự cố, vì vậy, cần phải chọn nhà cung cấp có đủ các chuyên môn về dịch vụ. Số lượng các trạm dịch vụ mang đến khả năng chăm sóc đầy đủ và nhanh chóng của công ty thang máy đối với Khách hàng của mình.  

  • Văn hóa doanh nghiệp: Tiêu chí này có thể cảm nhận được khi bạn nhìn thấy logo, màu sắc, cách bài trí không gian làm việc của nhà cung cấp, hay trang phục, cách giao tiếp, phục vụ Khách hàng của nhân viên. Công ty thang máy có văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ luôn coi trọng quyền lợi của khách hàng hơn.

Xem thêm "Tư vấn lựa chọn công ty thang máy" tại đây

Bước 4: Giao kết hợp đồng

Sau khi lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ phù hợp, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế để xác lập các điều khoản đảm bảo cho việc thi công lắp đặt thang máy với các nội dung chính như là:

  • Xác định chủng loại, thông số kỹ thuật, xuất xứ của thang máy

  • Yêu cầu về mặt bằng, cấu trúc xây dựng tương thích với thang máy như diện tích hố thang, chiều cao giếng thang, chiều cao phòng máy, nguồn điện vận hành…

  • Thời gian thực hiện lắp đặt, bàn giao thang máy. Thời gian thực hiện hợp đồng lắp đặt thang máy có thể kéo dài từ 3 tháng (với thang máy lắp ráp linh kiện) đến 6 tháng (với thang máy Châu Âu nhập khẩu nguyên chiếc). 

  • Điều khoản thanh toán, các khoản thanh toán mua thang máy cần được phân tách ra 3 lần: trước, trong và sau khi hoàn thành lắp đặt thang máy để đảm bảo trách nhiệm của nhà cung cấp.

  • Cam kết về dịch vụ chăm sóc thang máy như thời gian bảo hành, số lần bảo trì trong năm, hạng mục bảo trì sửa chữa…

Bước 5: Tiến hành lắp đặt thang máy gia đình tại thực địa

  • Toàn bộ phần việc thi công lắp đặt thang máy tại công trình do các kỹ thuật viên của nhà cung cấp thang máy thực hiện. Các thiết bị, linh kiện thang máy được vận chuyển tới công trình để triển khai lắp đặt. Việc lắp đặt được thực hiện đồng bộ từ lắp khung giếng thang, máy kéo, trục dẫn hướng, cabin, hệ thống điều khiển, các tính năng nâng cao,… 

  • Để thang máy được lắp đặt chắc chắn và hoạt động trơn tru, giếng thang máy phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và đúng tiêu chuẩn. Nếu là giếng thang kiểu bê tông tường gạch, nó phải được xây dựng từ trước và đáp ứng yêu cầu về kích thước của nhà cung cấp thang máy. Nếu là giếng thang khung thép thì sẽ do nhà cung cấp chuẩn bị và lắp ghép tại công trình.

Bước 6: Kiểm định, bàn giao, hướng dẫn sử dụng

Sau khi đã lắp thang máy xong, trước khi đưa thang máy vào sử dụng thì cần làm các việc sau:

  • Thực hiện vận hành chạy thử toàn bộ tính năng của thang máy như thử tải, kiểm tra tốc độ, bộ giảm tốc, kích hoạt tính năng cứu hộ,...

  • Thực hiện kiểm định thang máy và cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền. 

  • Bàn giao thang máy kèm theo hướng dẫn sử dụng thang máy đầy đủ cho gia chủ.

Ngoài ra, lịch trình bảo trì, bảo dưỡng đã được hai bên thống nhất phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong quá trình vận hành thang máy.

Kiểm tra, giám sát quá trình lắp thang máy để phòng ngừa rủi ro

Khi lắp thang máy gia đình, bạn có thể gặp phải rủi ro như bị thay đổi linh kiện không đúng như với hợp đồng, thang máy không được kiểm định, tai nạn lao động của kỹ thuật viên,… Do đó, bạn cần phòng tránh bằng cách:

  • Kiểm tra linh kiện, đối chiếu giấy tờ chứng minh nguồn gốc CO-CQ để đảm bảo rằng thang máy được cung cấp đúng như hợp đồng, không bị đánh tráo các thiết bị kém chất lượng.

  • Kiểm định thang máy: Việc thực hiện kiểm định thang máy là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật. Sau khi kiểm định thang máy đạt tiêu chuẩn, tem kiểm định phải được dán trong thang máy ghi rõ chủng loại thang máy, thông số về tải trọng, tốc độ thang máy, thời gian được cấp phép vận hành. Tuy vậy, không ít công ty thang máy (nhất là với loại thang máy lắp ráp không đồng bộ) thường cố tình lờ đi không thực hiện kiểm định thang máy sau khi lắp đặt. Nếu khách hàng không nắm được và yêu cầu kiểm định thì sẽ chịu thiệt thòi, thậm chí là gặp nguy hiểm khi sử dụng những chiếc thang máy chất lượng thấp.

  • Kỹ thuật viên phải được trang bị đầy đủ bảo hộ để tránh tai nạn khi thi công. Do việc lắp đặt thang máy được thực hiện theo toàn bộ chiều cao căn nhà, vì thế bạn cần yêu cầu các nhân viên tham gia công việc lắp đặt phải trang bị các thiết bị bảo hộ cần thiết như mũ, dây bảo hiểm… để không bị tai nạn khi thi công.

Tem kiểm định chất lượng của thang máy gia đình 
Kỹ thuật viên phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ

Tóm lại, việc lắp thang máy gia đình trải qua nhiều giai đoạn và có những rủi ro nhất định. Hiểu rõ và lập kế hoạch chi tiết để thực hiện từng bước sẽ giúp cho việc mua sắm và lắp thang máy của bạn diễn ra suôn sẻ và đạt được hiệu quả như mong muốn. 

 


Giải đáp từ GamaLift cho các câu hỏi thường gặp về lắp thang máy gia đình

Sau đây GamaLift tổng hợp các câu hỏi của Khách hàng về lắp đặt thang máy gia đình và tư vấn, giải đáp của chúng tôi cho các vấn đề này:

 

Trả lời

Thang máy gia đình có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong ngôi nhà, phụ thuộc vào thiết kế và cấu trúc của ngôi nhà. Trong đó, GamaLift thường tư vấn cho Khách hàng lắp đặt thang máy theo 3 vị trí thuận tiện nhất, như là:

  • Lắp đặt thang máy gia đình cạnh cầu thang bộ: là cách bố trí thang máy ở 1 bên của cầu thang bộ để tiện đi thang máy nhưng vẫn giữ nguyên được thiết kế và thẩm mỹ của cầu thang bộ. Cách này dùng tốt với mọi loại hình nhà biệt thự hay nhà ống, nhất là các ngôi nhà có chiều sâu lớn, từ 20m trở lên. 

  • Lắp thang máy gia đình trong lòng cầu thang bộ: với cách lắp đặt này, cầu thang bộ sẽ được chia làm 3 vế ôm lấy giếng thang máy. Cách này rất hữu hiệu trong việc tiết kiệm diện tích xây dựng cho căn nhà, nhưng bù lại cầu thang bộ sẽ bị che chắn và giảm độ thông thoáng, thường dùng cho các căn nhà có diện tích nhỏ, hay các căn nhà cải tạo lại để lắp thang máy và có sẵn giếng trời giữa cầu thang bộ.

  • Lắp thang máy gia đình bên ngoài nhà (ngoài trời): cách lắp đặt thang máy gia đình bên ngoài căn nhà thường được ứng dụng khi bên ngoài căn nhà có cảnh quan đẹp, lắp thang máy ngoài trời giúp gia chủ tận hưởng cảnh quan từ trong cabin, hoặc với nhà cải tạo nhưng không muốn thay đổi kết cấu bên trong. Theo cách này, thang máy sẽ được lắp đặt bên ngoài một trong các mặt tường nhà, ở mỗi tầng sẽ có cửa tầng để đi vào nhà.

Trả lời

Thang máy gia đình sử dụng các động cơ công suất nhỏ, chỉ vài kwh nên không ồn lắm, độ ồn chỉ ở mức khoảng 40-60dB, tương đương với độ ồn của máy hút bụi nhỏ, và thời gian di chuyển của thang máy gia đình cũng chỉ trong vài chục giây nên nó gần như không quá ảnh hưởng đến xung quanh. Mức độ này cũng tùy thuộc vào công nghệ thang máy nữa, thang máy cáp kéo, trục vít sẽ ồn hơn so với thang máy thủy lực. 

Trả lời

Dựa trên định mức quy trình lắp đặt thang máy gia đình của GamaLift và thống kê trung bình từ hơn 2000 dự án lắp đặt thang máy của chúng tôi thì cần từ 3-5 ngày nếu chỉ tính thời gian lắp đặt tại chỗ khi đã có đủ mặt bằng và thiết bị, linh kiện thang máy. Thời gian cần để lắp đặt thang máy có thể kéo dài từ 3-6 tháng nếu tính cả giai đoạn khảo sát, thiết kế và sản xuất thang máy (nếu là thang máy nhập khẩu thì còn bao gồm cả thời gian vận chuyển từ nước ngoài) cho đến khi lắp đặt hoàn thiện, chạy thử và kiểm định thang máy trước khi đưa vào sử dụng. 

Ngoài ra, thời gian lắp đặt thang máy gia đình thường được lên kế hoạch theo tiến độ xây dựng căn nhà, có thể kéo dài hơn theo tiến độ hoàn thiện các hạng mục xây dựng liên quan đến thang máy, chẳng hạn như làm giếng thang, hố pít, phòng máy…

Trả lời

Trước khi tiến hành lắp đặt thang máy gia đình, thì GamaLift cũng như các nhà cung cấp dịch vụ thang máy gia đình khác cần thực hiện các công việc cơ bản như:

  • Khảo sát mặt bằng, đo đạc không gian của căn nhà

  • Tư vấn và lựa chọn loại thang máy phù hợp cho căn nhà và lập phương án thiết kế

  • Tiến hành sản xuất theo thiết kế sau đó vận chuyển đến công trình (nhập khẩu thiết bị nếu thang máy được sản xuất ở nước ngoài).

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thiết bị, linh kiện thang máy để tiến hành lắp đặt, các công tác chuẩn bị cần phải làm thêm:

- Chuẩn bị mặt bằng khu vực thi công lắp sạch sẽ, thông thoáng, loại bỏ các vật cản

- Cẩu trục / hoặc giàn giáo để đưa máy kéo, bệ đỡ máy lên cao

- Rào chắn, biển báo xung quanh khu vực thi công để đảm bảo an toàn

- Dụng cụ thiết bị đảm bảo an toàn cho nhân viên lắp đặt

Việc chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng trước khi thi công sẽ giúp cho việc lắp đặt thang máy gia đình diễn ra nhanh chóng, an toàn.

Trả lời

Sau khi lắp đặt thang máy gia đình và đưa vào sử dụng một thời gian, thang máy gia đình cần được kiểm tra, bảo trì định kỳ để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và giữ an toàn cho người sử dụng. Việc bảo trì thang máy này cũng được luật hóa thông qua quy chuẩn QCVN 02:2019/BLĐTBXH do Bộ LĐTB-XH ban hành. Theo đó, khoản 3.5 - Yêu cầu đối với việc lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy có quy định: “Thang máy trong quá trình sử dụng phải được bảo trì định kỳ ít nhất 03 (ba) tháng một lần.”

Các công việc bảo trì bao gồm kiểm tra toàn bộ hệ thống, bảo dưỡng, bôi trơn, căn chỉnh thiết bị, thay thế linh kiện đã hết niên hạn… nhờ đó, kéo dài tuổi thọ của thang máy gia đình, đảm bảo an toàn cho người đi thang máy.