Lắp đặt thang máy giữa cầu thang bộ là giải pháp thiết kế lắp thang máy ở giữa 3 vế của cầu thang bộ, hay nói cách khác là thang bộ bao quanh thang máy để giúp tiết giảm diện tích xây dựng và tạo ra sự tiện lợi về lối đi trong nhà. 

Đặc điểm khi thiết kế lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ

Về mặt kỹ thuật, ở cách thiết kế này, cầu thang bộ sẽ được chia làm 3 vế ôm lấy giếng thang máy. Theo đó, khu vực đặt cầu thang bộ và thang máy gia đình thường được bố trí ở khoảng giữa nhà, 2 bên sẽ là không gian của các công năng sinh hoạt. Các phòng chức năng như phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung… sẽ được đặt ở phía trước và phía sau nhà. Đây là một giải pháp lắp đặt thang máy hiệu quả được GamaLift và các Kiến trúc sư ứng dụng thường xuyên để thiết kế thang máy cho kiểu nhà ống, nhà liền kề, chung cư mini tại các khu đô thị, nhà phố hiện nay. 

Xem thêm Lắp thang máy gia đình: cách làm hay nhất để phòng tránh rủi ro

GAMALIFT - Giải pháp lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ hiệu quả
GAMALIFT - Giải pháp lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ hiệu quả cho nhà ống

Lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ ứng dụng hiệu quả cho nhà ống, nhà liền kề

Lắp đặt thang máy giữa cầu thang bộ là giải pháp được sử dụng chủ yếu cho nhà ống, nhà liền kề bởi những căn nhà này diện tích nhỏ, thường chỉ từ 100m2 trở xuống, việc tiết kiệm diện tích là yếu tố cần được ưu tiên.

Các căn nhà cải tạo lại cần lắp đặt thang máy gia đình thì việc sửa chữa rất tốn kém và đôi khi ảnh hưởng đến kết cấu và tính bền vững của căn nhà, vì vậy, kiến trúc sư cần có giải pháp lắp thang máy để giảm thiểu việc đập phá căn nhà. Do đó, lắp đặt thang máy giữa cầu thang bộ là phương án mang lại sự tối ưu cả về cách thi công và chi phí xây dựng. Theo thống kê của chúng tôi, có đến hơn 60% các căn nhà ống sử dụng cách lắp đặt thang máy gia đình này.

Nhà biệt thự thường ít sử dụng phương án lắp đặt thang máy này vì diện tích lớn và tính thẩm mỹ, sự thông thoáng của không gian nội thất được đề cao. Với nhà biệt thự thì thang máy thường được đặt bên cạnh thang bộ. 

Xem thêm Giải pháp lắp thang máy gia đình cạnh cầu thang bộ

 

Thang máy gia đình lắp đặt ở vị trí giữa cầu thang bộ có nhiều ưu điểm

  1. Lợi điểm dễ thấy nhất của cách bố trí thang bộ ôm thang máy là tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà

Giải pháp bố trí cầu thang bộ ôm thang máy sẽ giúp tiết kiệm không gian xây dựng, thang máy gia đình sẽ không chiếm nhiều diện tích của căn nhà. Thông thường, theo truyền thống tại Việt Nam, xây dựng cầu thang bộ sẽ làm số bậc giữa 2 sàn là từ 19-23 bậc. Nếu như làm cầu thang 2 vế thì sẽ cần chiều dài khoảng 2.5m thì với những căn nhà có diện tích nhỏ thì điều này khó bố trí hoặc làm giảm tính thẩm mỹ khi thiết kế. Do vậy, để giảm chiều dài vế thang, các Kiến trúc sư sẽ chia thành 3 vế thang và chiều dài vế thang có thể rút ngắn được khoảng 1m trở lên tùy theo tỉ lệ các vế thang bộ. Nhờ đó, khoảng thông thủy để đi lại trong nhà sẽ tăng lên. Và điều tuyệt vời là khoảng trống giữa các vế thang bộ rất phù hợp để lắp một chiếc thang máy. Vì vậy, khi thiết kế thang máy đặt giữa thang bộ sẽ tiết kiệm được diện tích mặt bằng hơn so với bố trí 2 cầu thang tách rời. Cách thiết kế này cũng giúp tối ưu hóa cho việc đi lại bởi lối ra vào thang máy, thang bộ gần nhau cho nên mọi người dễ dàng chọn lối đi phù hợp.

  1. Lắp đặt thang máy gia đình giữa thang bộ là giải pháp tốt cho các căn nhà được sửa chữa, cải tạo lại

Sửa chữa cải tạo nhà ở gia đình để lắp thang máy phải làm sao cho tối ưu nhất không chỉ là vấn đề chi phí tháo dỡ, xây lại mà là giữ được kết cấu bền vững của căn nhà. Ngoài khu vực cầu thang bộ và giếng trời thì các phần khác của căn nhà hầu hết đều có kết cấu bê tông cốt thép, việc tháo dỡ rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn cho kết cấu căn nhà. Chính vì thế, tận dụng phần không gian trống giữa các vế cầu thang bộ để lắp thang máy gia đình là một giải pháp hoàn hảo trong trường hợp lắp thang máy cho nhà cải tạo, sửa chữa

  1. Tiết kiệm chi phí xây dựng

Cụ thể là, trường hợp xây mới, bạn có thể tận dụng khung giếng thang áp sát 2 vế thang bộ nên bạn không cần phải làm tay vịn cầu thang. Nếu là nhà cải tạo để lắp thang máy, khoảng giếng trời giữa 2 về thang bộ nếu đủ rộng thì sẽ rất lý tưởng cho việc lắp thang máy tại đây, bạn sẽ không phải mất chi phí đập phá, sửa chữa lại. Kể cả trong trường hợp phải cắt bớt chiều rộng của 2 vế thang để lắp thang máy thì chi phí này cũng sẽ thấp hơn nhiều so với việc phải đục phá xuyên suốt từ dưới lên trên ở những vị trí mới. 

  1. Bố trí gọn gàng, đi lại thuận tiện

Việc đặt thang máy giữa cầu thang bộ tạo ra một sảnh chung cho thang máy và cầu thang bộ, do đó người sử dụng dùng sẽ không phải di chuyển quá xa nếu lựa chọn đi bằng thang bộ hay dùng thang máy.

  1. Tính an toàn khi lắp đặt thang máy giữa cầu thang bộ 

Đặt thang máy giữa cầu thang bộ cũng có thể giúp tăng cường an toàn bởi vì khung giếng thang máy tạo thành các vách ngăn kín và những đối tượng hiếu động như trẻ em cũng không thể bị ngã ra ngoài như là trường hợp chỉ có tay vịn cầu thang. Do cầu thang được kéo dài, tăng số bậc, nên chiều cao bậc thang giảm xuống và do đó, việc đi lại dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nếu như thang máy sử dụng khung vách kính cường lực thì việc cứu hộ, sửa chữa thang máy trong trường hợp có sự cố xảy ra sẽ dễ dàng hơn do Kỹ thuật viện và nhân viên cứu hộ có nhiều góc để tiếp cận cabin thang máy.

 

Một vài hạn chế cần lưu ý khi lựa chọn cách lắp đặt thang máy cạnh thang bộ

Bên cạnh những ưu điểm, thì lắp thang máy gia đình cạnh thang bộ cũng có một số nhược điểm, bao gồm:

  1. Giới hạn tầm nhìn khi đi thang bộ

Nếu thang máy gia đình được đặt giữa cầu thang bộ, thì khó quan sát 2 bên thang bộ và toàn bộ không gian trên mỗi mặt sàn, nhất là nếu giếng thang máy hoặc cabin không phải là vật liệu kính. 

  1. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, độ thông thoáng của căn nhà

Trong nội thất của căn nhà thì thiết kế cầu thang bộ giữ vai trò quan trọng về thẩm mỹ. Việc đặt thang máy giữa cầu thang bộ sẽ ảnh hưởng đến vẻ đẹp và sự thông thoáng của khu vực cầu thang. 

  1. Giảm tính linh hoạt trong thiết kế

Cách thiết kế thang máy gia đình ở giữa thang bộ yêu cầu phải đảm bảo phần diện tích tối thiểu để làm giếng thang máy khoảng 1m2. Thế nên phần diện tích chung để bố trí cả cụm thang bộ và thang máy sẽ có chiều rộng và chiều sâu khá lớn, có thể gây khó khăn về bố trí khi thiết kế xây dựng, thậm chí là không thể đặt cầu thang ở vị trí mong muốn đối với các mặt bằng nhỏ, nền nhà có nhiều góc cạnh, không vuông vắn. Mặt khác, với những căn nhà cần bố trí thông sàn để phục vụ kinh doanh sẽ cần phải bố trí cầu thang bộ, thang máy ở cuối nhà

  1. Khó chọn loại thang máy

Do thang máy gia đình đặt ở giữa các vế thang bộ làm cho chính nó bị giới hạn về chiều rộng. Điều này dẫn đến việc kích thước thang máy bị hạn chế, có thể gia đình có 6 người, tương ứng với loại thang máy có mức tải trọng 450kg, cabin cần kích thước mỗi chiều 1.2m trong khi khoang cầu thang bộ lại không đủ để lắp đặt. Hoặc tình huống thang máy chỉ dùng được cửa mở tay để tiết kiệm diện tích thay vì dùng loại cửa tự động tiện lợi hơn. Cũng bởi vậy, ở cách lắp đặt này, ta thường gặp loại thang máy cửa mở tay nhiều hơn thang máy cửa tự động

Tóm lại, việc đặt thang máy giữa cầu thang bộ có thể mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng có một số hạn chế và yêu cầu cần được xem xét trước khi quyết định đặt thang máy ở vị trí này.

 

Giải pháp để khắc phục các hạn chế khi lắp đặt thang máy giữa cầu thang bộ

- Trong nhiều tình huống bố trí công năng của căn nhà mà cách lắp đặt thang máy giữa thang bộ gặp khó khăn thì có thể sử dụng phương án khác như lắp đặt thang máy cạnh thang bộ hoặc thang máy đặt riêng ở góc nhà. Chẳng hạn như bố trí phòng kho ở gầm cầu thang, hoặc để đáp ứng yêu cầu thiết kế thông sàn để phục vụ kinh doanh thì cụm thang máy và thang bộ thường bị đẩy về cuối nhà, lúc này cách lắp thang máy giữa thang bộ sẽ không có nhiều ưu thế.  Kiến trúc sư có thể thiết kế đặt thang máy ở cạnh thang bộ hoặc ở góc nhà để linh hoạt hơn trong việc sắp xếp công năng. 

- Thiết kế và sản xuất thiết bị thang máy gia đình loại nhỏ có kết cấu phù hợp. Cabin thang máy có hình chữ nhật và cửa thang máy có thể được bố trí theo chiều dài hoặc chiều rộng để tương thích với hình dạng của giếng thang và lối ra vào tại các tầng. Yêu cầu này thì các Công ty thang máy chuyên nghiệp hoàn toàn đáp ứng được.

- Tăng khả năng quan sát và lấy sáng tự nhiên bằng cách sử dụng vật liệu kính cho thang máy. [Tìm hiểu thêm]

 

Một số thiết kế thang máy cho nhà ống, nhà phố, chung cư mini với cách lắp thang máy ở giữa cầu thang bộ

GamaLift xin giới thiệu 3 công trình nhà ở đã ứng dụng phương án lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ:

1. Thiết kế thang máy cho nhà liền kề 5 tầng với giải pháp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ

Các căn nhà ống liền kề trong các khu đô thị thường có chiều cao 5 tầng. Các thiết kế mới khi xây thô thì đã có sẵn giếng trời đóng vai trò là khu vực để cải tạo thành thang máy nếu gia chủ có nhu cầu. Nếu như không có sẵn giếng thang bằng tường gạch thì gia chủ có thể chọn giải pháp sử dụng khung giếng thang bằng hợp kim, vách kính để giảm thời gian và chi phí thi công.

Thiết kế nhà ống có thang máy - Lắp đặt thang máy gia đình ở giữa cầu thang bộ
Thiết kế nhà liền kề 5 tầng có thang máy tại Tp Hồ Chí Minh - Lắp đặt thang máy gia đình ở giữa cầu thang bộ | Bản thiết kế từ Nhà Đẹp Sài Gòn

2. Thiết kế thang máy cho nhà ống mặt phố với phương án lắp thang máy ở giữa cầu thang bộ

Với nhà ống mặt phố, không gian thường hạn chế, mặt tiền thường chỉ rộng từ 3-5m, việc thiết kế thang máy giữa cầu thang bộ là một giải pháp tối ưu để tận dụng không gian hiệu quả. Với yêu cầu làm nhà để ở và kết hợp kinh doanh, các tầng cho thuê cửa hàng và văn phòng được thiết kế thông sàn nên cụm thang máy, thang bộ được bố trí ở cuối nhà.

Thiết kế nhà ống có thang máy - Lắp đặt thang máy giữa thang bộ
Thiết kế nhà ống 4 tầng có thang máy tại Tp Hồ Chí Minh - Lắp đặt thang máy gia đình giữa thang bộ | Bản thiết kế từ Kiến trúc Song Phát

3. Thiết kế thang máy cho khách sạn, chung cư mini với giải pháp lắp thang máy ở giữa cầu thang bộ

Đối với với việc lắp đặt thang máy cho các cơ sở dịch vụ lưu trú như khách sạn, chung cư mini thì đặc điểm là các căn hộ cho thuê cần có sự biệt lập để đảm bảo sự riêng tư, vì vậy thiết kế cụm cầu thang bộ, thang máy ở giữa nhà là phương án được nhiều người lựa chọn. Cách bố trí này phân chia các phòng cho thuê ở 2 phía của căn nhà, ở giữa là hành lang, lối đi chung thuận tiện.

Thiết kế khach sạn mini có thang máy - Lắp đặt thang máy giữa cầu thang bộ
Thiết kế khach sạn mini có thang máy - Lắp đặt thang máy giữa cầu thang bộ | Bản thiết kế từ VinaHouse

Xem thêm các kích thước thang máy thường dùng cho nhà ống tại đây 

Những lưu ý khi lắp đặt thang máy gia đình ở giữa cầu thang bộ

Ngoài việc lắp đặt thang máy giữa cầu thang bộ, còn một số yếu tố khác cần được xem xét để đảm bảo an toàn và tiện lợi cho người sử dụng. Dưới đây là một số yếu tố cần được xem xét:

Xem xét nhu cầu để chuẩn bị ngân sách cho việc mua sắm và lắp đặt thang máy

Để lắp đặt thang máy thì cần một khoản ngân sách đáng kể vì thang máy là thiết bị cao cấp, giá thành cao. Bên cạnh đó, nếu sử dụng thang máy kính để tăng độ thông thoáng và lấy sáng tự nhiên thì chi chí cũng cao hơn so với thang máy thông thường. Hoặc tình huống khác, căn nhà không thể đào sâu hố pit hay không làm được phòng máy do vượt quá chiều cao được cấp phép xây dựng thì bạn có thể sử dụng thang máy thủy lực để khắc phục điểm yếu này. Đi kèm với đó là chi phí tăng thêm do thang máy thủy lực là loại thang máy cao cấp. Hay như việc lựa chọn tải trọng thang máy 350kg với sức chứa 4 người hoặc thang máy 450kg với sức chứa 6 người thì đều khiến chi phí mua sắm thang máy thay đổi.

Muốn đảm bảo ngân sách tối ưu đầu tư cho thang máy, hãy để các nhà cung cấp chuyên nghiệp về thang máy giúp cho bạn.  

Thiết kế thang máy và vấn đề thẩm mỹ

Muốn lắp đặt thang máy thì cần có bản thiết kế với các thông số  kỹ thuật chi tiết của loại thang máy cụ thể, tương ứng với thiết kế của căn nhà. Thiết kế thang máy cần phù hợp với kiến trúc của ngôi nhà, đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện dụng. Do khi lắp thang máy ở giữa cầu thang bộ sẽ làm hạn chế vẻ đẹp của cầu thang bộ. Vì vậy, để tăng tính thẩm mỹ cho khu vực cầu thang, chúng ta có thể trang trí cho thang máy thay vì cầu thang bộ. Cách ốp đá granite, gỗ hay trang trí các mảng màu phù hợp ở bên ngoài sảnh thang máy, cửa tầng hay trong cabin thang máy sẽ được sử dụng để tạo nên sự đồng nhất về thiết kế nội thất. Nếu ngôi nhà theo phong cách hiện đại có thể sử dụng nhiều chất liệu inox sọc nhuyễn hoặc inox gương, phong cách cổ điển, tân cổ điển thì có thể chọn chất liệu gỗ để trang trí thang máy.

Thương hiệu và xuất xứ thang máy

Nhà cung cấp dịch vụ thang máy có uy tín sẽ đem lại những sự hỗ trợ tốt nhất, Kỹ thuật viên thi công đảm bảo an toàn và thiết kế tiện lợi cho người sử dụng. Việc lựa chọn thương hiệu thang máy cũng rất quan trọng để đảm bảo bạn nhận được thiết bị chất lượng cao. Các dòng thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc luôn đảm bảo chất lượng hơn so với dòng thang máy liên doanh lắp ráp linh kiện không đồng bộ.

Bảo trì và sửa chữa

Tuy rằng việc lắp thang máy ở trong nhà giúp nó không dễ bị hỏng hóc bởi thời tiết. Thế nhưng thang máy vẫn cần được bảo trì thường xuyên để sớm phát hiện và khắc phục những rủi ro tiềm ẩn dẫn đến mất an toàn khi sử dụng. Không nên để đến khi thang máy bị lỗi mới gọi thợ sửa, bởi nếu xảy ra lỗi khi đang đi thang máy, người sử dụng có thể gặp nguy hiểm, hoặc không thì chi phí sửa chữa thang máy cũng rất tốn kém.

 

Tổng kết: Việc lắp đặt thang máy gia đình ngoài mục đích dùng làm phương tiện di chuyển thì cũng góp phần gia tăng sự sang trọng, đẳng cấp cho mỗi căn nhà, vì thế đòi hỏi phải hài hòa với thiết kế chung của cả công trình. Từ quan điểm đó, GamaLift luôn đồng hành để giúp bạn có được giải pháp tối ưu về lắp đặt thang máy đảm bảo tối ưu về công năng sử dụng, hài hòa về kiến trúc, nội thất của căn nhà của mình.


Xem thêm các nội dung về thang máy có liên quan:

Gama Service - Dịch vụ bảo trì thang máy chuyên nghiệp 24/7