Thiết kế thang máy cho nhà ở gia đình là quá trình lập phương án lắp đặt thang máy sao cho đồng bộ với thiết kế kiến trúc, đáp ứng được nhu cầu về đi lại, có tính khả thi về thi công, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Để giúp bạn dễ hiểu và tham gia một cách tích cực vào việc thiết kế thang máy cho căn nhà của mình, trong nội dung này, chúng tôi xin đưa ra các chỉ dẫn cụ thể.

Hãy chủ động thiết kế chiếc thang máy gia đình theo cách của bạn
Hãy chủ động thiết kế chiếc thang máy gia đình theo cách của bạn

Lý do bạn nên chủ động tham gia vào việc thiết kế thang máy gia đình

Dẫu biết rằng thang máy là một thiết bị công nghệ cao, nhưng bạn không nên phó mặc hoàn toàn quá trình lựa chọn, thiết kế một chiếc thang máy cho đơn vị cung cấp. Tham gia vào việc thiết kế thang máy gia đình có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn, bao gồm:

- Tùy chỉnh thiết kế thang máy theo phong cách riêng. Thay vì để nhà cung cấp lắp cho bạn một chiếc thang máy gia đình như mọi người, khi tham gia vào quá trình thiết kế, bạn có thể tùy chỉnh thiết kế thang máy theo ý thích và đáp ứng các nhu cầu và mang phong cách riêng của mình. Thiết kế một chiếc thang máy độc đáo và khác biệt sẽ giúp cho ngôi nhà hoặc địa điểm kinh doanh của bạn trở lên ấn tượng.

- Kiểm soát chất lượng của thang máy. Bạn có thể kiểm soát chất lượng của sản phẩm và đảm bảo rằng thiết kế đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

- Chủ động về ngân sách mua thang máy. Nếu như nhà cung cấp nào đó đưa ra bản đề xuất cho sản phẩm thang máy với các lựa chọn cao nhất, khiến bạn bị chi tiêu quá mức thì bằng cách tham gia vào việc thiết kế thang máy, bạn sẽ chủ động lựa chọn các thành phần thiết bị, vật liệu, thông số kỹ thuật cũng như phương án thi công có hiệu quả nhất để tiết kiệm chi phí. Mặt khác, chi phí cho việc thuê một nhà thiết kế chuyên nghiệp cho phần việc này cũng sẽ được tiết giảm nếu bạn tự mình tham gia vào quá trình thiết kế thang máy. 

- Có thêm kiến thức về thiết kế và sử dụng thang máy. Bạn có thể học hỏi được nhiều kiến thức về thiết kế thang máy, từ các yếu tố cơ bản như kích thước, tải trọng, tính năng an toàn, đến các yếu tố phức tạp hơn như tính năng điều khiển và hiệu suất. Tham gia vào quá trình thiết kế thang máy sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết sâu sắc hơn về cấu tạo thiết bị, thiết kế và sản xuất thang máy, từ đó biết cách sử dụng an toàn, xử lý các sự cố phát sinh. Nếu bạn đang quan tâm đến việc trang bị thang máy, thì đây là một cơ hội tốt để học hỏi và tích lũy kiến thức của mình.

Thiết kế thang máy theo phong cách kiến trúc

Một cách thông thường thì thiết kế thang máy phải tương thích với phong cách thiết kế kiến trúc chung của ngôi nhà. Có một số phong cách mà bạn có thể tham khảo để thiết kế chiếc thang máy cho ngôi nhà của mình.

Phong cách thiết kế hiện đại

Phong cách hiện đại có thiết kế tối giản. Theo phong cách này, thang máy sẽ được thiết kế với đường nét thẳng, góc cạnh, ít chi tiết trang trí, màu sắc trung tính như đen, trắng và xám. Hầu hết sẽ sử dụng các vật liệu như inox gương, inox sọc nhuyễn hay kính. Ngoài ra, có thể bổ sung ánh sáng với các đèn LED, thiết bị cảm ứng để tạo nên không gian ấn tượng, hiện đại, phù hợp cho các gia đình yêu thích công nghệ và tiện nghi.

Phong cách cổ điển kiểu Châu Âu

Phong cách này có thiết kế hoa văn phức tạp, tôn vinh sự sang trọng và trang nhã. Thang máy có thể được thiết kế với những đường nét cong, họa tiết và đồ trang trí cầu kỳ. Bên cạnh đó, nó còn có thêm các chi tiết trang trí, đường nét cong và các hoa văn trang trí. Tông màu chủ đạo thường là màu nâu, be, đỏ tối và vàng.

Phong cách tự nhiên

Phong cách này thường có thiết kế tập trung vào sự gần gũi với thiên nhiên và có màu sắc mát mẻ như xanh lá cây, xanh dương, nâu đất. Thang máy có thể được thiết kế với những chi tiết trang trí từ gỗ, đá, hoặc các vật liệu tự nhiên khác. Chẳng hạn như:

- Trang trí kiểu đồng quê: sử dụng những tông màu ấm áp như nâu, đỏ, vàng cùng với các vật liệu như gỗ và đá. Thang máy có thể được thiết kế với cửa sổ nhìn ra cảnh quan xanh tươi để tạo nên không gian thoải mái, thư giãn.

- Trang trí kiểu phong cách biển: sử dụng màu xanh biển, trắng và xám. Thang máy có thể được thiết kế với các họa tiết cùng các vật liệu như gỗ và kim loại để tạo nên không gian thư giãn, phù hợp cho các gia đình thích khám phá biển.

- Phong cách thể thao: sử dụng các tông màu sáng như cam, vàng, xanh lá cây cùng với các họa tiết liên quan đến thể thao như bóng đá, tennis, golf... Thang máy có thể được thiết kế với hình ảnh và các trang thiết bị thể thao để tạo nên không gian năng động, thể thao.

Các cấu phần mà bạn có thể tham gia vào quá trình thiết kế thang máy

Không phải bạn tham gia thiết kế thang máy là tự mình sẽ làm hết mọi việc. Bạn sẽ tham gia vào thiết kế thang máy ở mỗi hạng mục cụ thể, nhưng không thể thiếu sự hợp tác của các chuyên gia về thang máy. Có nhiều hạng mục thiết kế thang máy mà bạn có thể chủ động tham gia. Sau đây là các gợi ý:

Thiết kế tổng thể của thang máy

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ phong cách thiết kế cho thang máy. Dựa vào thiết kế kiến trúc bạn chọn kiểu phong cách trang trí cho phù hợp như đã mô tả ở mục 2.

Chọn công nghệ, kích cỡ, hình dạng của thang máy

Thông thường khi lắp đặt thang máy gia đình, người ta thường sử dụng thang máy có tải trọng từ 350kg đến 450kg với sức chứa 3-6 người. Nếu như nhà bạn là một công trình xây mới, có từ 5 tầng trở xuống, bạn có thể lựa chọn công nghệ cáp kéo, thủy lực, hay trục vít. Nếu từ 6 tầng trở lên thì nên chọn thang máy cáp kéo. Để dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng thang máy trong quá trình hoạt động, bạn cần thiết kế thêm khu vực phòng máy riêng. Thang máy cáp kéo truyền thống cần có một phòng máy riêng để đặt động cơ ở trên cùng của giếng thang. Nhưng nếu căn nhà bị giới hạn về chiều cao, bạn sẽ cần phải cân nhắc sử dụng loại thang máy không phòng máy hoặc thang máy thủy lực, trục vít để giảm chiều cao tầng trên cùng OH. Biệt thự sân vườn, bạn có thể chọn thiết kế thang máy đặt bên ngoài nhà, sử dụng cabin và giếng thang máy bằng vách kính để tiện cho việc quan sát, ngắm cảnh. Một chiếc thang máy kính hình trụ tròn sẽ giúp cho bạn mở rộng tầm quan sát tối đa với cảnh quan xung quanh.

Tham khảo bảng mô tả chỉ số kỹ thuật của 4 loại thang máy gia đình thông dụng:

Bảng tóm tắt chỉ số kỹ thuật của các loại thang máy gia đình

Chỉ số kỹ thuật

Công nghệ thủy lực

Công nghệ cáp kéo

Công nghệ trục vít

Công nghệ khí nén

Kiểu truyền động

Bơm điều áp suất 

Motor kéo cáp

Motor và trục vít

Máy nén áp suất không khí

Tốc độ

0.15-0.6m/s

từ 1m/s

0.15m/s

0.1-0.15m/s

Tải trọng

200-500kg

> 400kg

200-500kg

200-300kg

Hố pit

10-30cm

1,2m-1,4m

> 60cm

10-20cm

Chiều cao OH

2,4m-2,6m

2,4m-2,6m

3,5m-4,5m

2,4m-2,6m

Loại nhà

2-5 tầng

2-4 tầng

> 5 tầng

2-3 tầng

Tính toán vị trí lắp đặt thang máy. 

Thang máy có thể thiết kế vị trí lắp đặt theo nhiều cách khác nhau như đặt bên cạnh thang bộ, ở giữa thang bộ, đặt bên ngoài nhà. Chẳng hạn với nhà ống thì thường sử dụng cách lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ để tiết kiệm diện tích, nhà biệt thự thì thiết kế thang máy ở cạnh cầu thang bộ để tăng kích thước thang máy, lắp cửa tự động. Nhà biệt thự sân vườn, biệt thự nghỉ dưỡng thì lắp thang máy bên ngoài nhà để ngắm cảnh từ trong thang máy. Nhà ở kết hợp kinh doanh thì thiết kế thang máy đặt ở cuối nhà để tạo mặt sàn liên thông…

Bổ sung tính năng an toàn. 

Ngoài chức năng bảo vệ khi mất điện ARD, Emcall liên lạc ra bên ngoài, bạn có thể cân nhắc lựa chọn thêm tính năng an toàn như cảnh báo đột quỵ SWS, tự cứu hộ SRS, cảnh báo ngập nước cho các căn nhà mà thang máy được lắp đặt ở vị trí thấp, trũng. Trong trường hợp nhà ở kết hợp cho thuê văn phòng, bạn có thể chọn tính năng quét vân tay để ngăn người lạ sử dụng thang máy.

Trợ giúp từ chuyên gia thang máy GamaLift:

Ở bước thiết kế tổng thể thang máy, bạn sẽ cần được cung cấp catalog thang máy với đầy đủ thông tin về các dòng thang máy liên quan. Các chuyên viên kỹ thuật của GamaLift sẽ cung cấp và diễn giải các thông số kỹ thuật về tốc độ thang máy, tải trọng và kích thước thang máy, bao gồm kích thước giếng thang máy, kích thước cabin để kiến trúc sư và chủ nhà tính toán diện tích mặt bằng cần thiết để bố trí thang máy cho hài hòa về kiến trúc và đảm bảo được nhu cầu đi lại cho mọi người. 

Thiết kế bên trong cabin thang máy

  • Chất liệu thang máy: Mỗi nhà sản xuất thang máy thường cung cấp cho các dòng sản phẩm của mình nhiều tùy chọn về vật liệu để tạo nên sự đa dạng cho thiết kế. Các lớp vật liệu chủ chốt làm cabin như là vách inox gương, inox sọc nhuyễn, kính, hay có thể ốp trang trí thêm các thành phần gỗ, nhựa phủ màu, da

  • Bảng điều khiển và nút bấm: Đối với các nút và điều khiển thang máy, bạn có thể chọn giữa một số lớp hoàn thiện bằng kim loại, như đồng chải hoặc đen mờ.

  • Tay vịn: tay vịn hình vuông, hay tròn.

  • Đèn chiếu sáng: đây là một tùy chọn khá đa dạng, chỉ cần thay đổi vách trần cabin và đèn chiếu sáng cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Bạn cũng có thể tùy chỉnh ánh sáng trong thang máy của mình. Hầu hết các thang máy hiện đại sử dụng đèn LED vì chúng tiết kiệm năng lượng và có chức năng chiếu sáng khẩn cấp.

  • Sàn thang bằng đá hoặc kim loại phủ màu, lót cao su chống trượt…

Bạn hoàn toàn có thể tự phát triển một thiết kế riêng đơn giản chỉ bằng cách lựa chọn theo các tùy chọn có sẵn của nhà sản xuất hoặc đưa ra ý tưởng của riêng mình để yêu cầu sản xuất riêng. 

Trợ giúp từ chuyên gia thang máy GamaLift:

Các chuyên gia tư vấn, bên cạnh việc cung cấp catalog mô tả chủng loại, tính chất của các vật liệu trang trí, giúp gia chủ phân tích ưu nhược điểm của từng loại vật liệu, sự tương thích với phong cách kiến trúc. Trợ giúp về phối cảnh thông qua phần mềm đồ họa để giúp khách hàng hình dung ra thiết kế cabin thang máy thực tế sẽ được hoàn thiện ra sao. 

Thiết kế bên ngoài thang máy

Hình dạng thang máy: Để tăng diện tích tối đa cho không gian bên trong cabin và dễ dàng cho việc thi công thì thang máy thường được thiết kế theo hình vuông và hình chữ nhật. Bên cạnh đó còn có thang máy hình tròn, là loại thang máy lồng kính dành cho các căn nhà kiểu cổ điển, tân cổ điển hoặc các biệt thự sân vườn mà gia chủ muốn ngắm cảnh theo một góc nhìn rộng cả 3 phía. Đây là 2 kiểu hình dáng thang máy mà bạn nên sử dụng cho thiết kế thang máy gia đình.

Cửa thang máy mở tay hay mở tự động: Trong một không gian hẹp, ví dụ như khi thang máy được đặt giữa 2 vế thang bộ, thiết kế cửa thang máy kiểu mở tay là một tùy chọn chấp nhận được. Với diện tích mặt bằng lớn hoặc thang máy được bố trí cạnh thang bộ, thang máy có tần suất sử dụng nhiều thì việc thiết kế cửa thang máy kiểu mở tự động là điều cần thiết. 

Trang trí cửa tầng, sảnh thang máy: sử chọn các vật liệu ốp trang trí cửa tầng, sảnh thang sao cho hợp với thiết kế nội thất của căn nhà.

Sự trợ giúp của kỹ thuật viên thang máy GamaLift:

Ở bước thiết kế bên ngoài cho thang máy, bạn sẽ cần các kỹ thuật viên thang máy hỗ trợ trong việc cung cấp tính năng kỹ thuật, đặc tính vật liệu ốp trang trí, sự phối hợp với không gian nội thất

Trong suốt quá trình thiết kế thang máy, bạn sẽ được các Kỹ thuật viên thang máy GamaLift hỗ trợ về bản vẽ 2D, 3D để bạn có thể dễ hình dung và điều chỉnh các tùy chọn thiết kế của mình.

Một số lưu ý để thiết kế thang máy đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí, không gian

Những lưu ý để bạn có thể thực hiện tốt việc thiết kế thang máy

  • Tìm hiểu về các loại thang máy.  Trước khi bắt đầu thiết kế, cần tìm hiểu và đánh giá các kiểu thang máy gia đình khác nhau để có thể chọn loại phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và không gian của ngôi nhà.

Xem thêm so sánh ….

  • Xác định rõ mục đích sử dụng. Việc xác định mục đích sử dụng thang máy là rất quan trọng để có thể thiết kế và chọn loại thang máy phù hợp. Chẳng hạn như thang máy dành cho gia đình riêng, thang máy cho nhà ở kết hợp kinh doanh, thang máy cho người đi xe lăn, bệnh cao huyết áp…

  • Tính toán diện tích và trọng lượng: Cần tính toán kích thước và mức tải cần thiết của thang máy để có thể đảm bảo an toàn khi sử dụng.

  • Lưu ý về an toàn và bảo trì. Thiết kế thang máy phải lưu ý khu vực đặt động cơ, bộ điều khiển cần phải thông thoáng, dễ tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa. Thiết kế thang máy gia đình cần lưu ý đến các yếu tố an toàn như khóa an toàn, cảm biến va chạm, đèn báo, cửa thông gió... Ngoài ra, cần đảm bảo bảo trì thường xuyên để đảm bảo hoạt động tốt và an toàn.

  • Tính đến thẩm mỹ. Thiết kế thang máy gia đình luôn phải tính đến yếu tố thẩm mỹ để phù hợp với không gian kiến trúc của gia đình. Các yếu tố như màu sắc, chất liệu, kiểu dáng của thang máy đều cần phải được xem xét và lựa chọn sao cho phù hợp. Phù hợp với diện tích sàn đã được phân bổ

 

Tóm lại, thiết kế thang máy là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính chuyên môn và quan trọng hơn nó thỏa mãn được yêu cầu, sở thích của người sử dụng thang máy. Mong rằng những hướng dẫn trên đây sẽ giúp bạn tự tin, chủ động tham gia một cách tích cực vào việc thiết kế thang máy cho ngôi nhà của mình.


Xem thêm các nội dung hữu ích dưới đây để thiết kế thang máy hiệu quả hơn:

Kích thước thang máy gia đình

Giải pháp lắp thang máy gia đình cạnh cầu thang bộ

Các tiêu chí đánh giá để lựa chọn công ty thang máy uy tín

Hướng dẫn sử dụng thang máy

Thang máy kính gia đình: không gian mở - thiết kế hiện đại